Tìm thấy sóng xoáy năng lượng mới trên Mặt trời

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà khoa học do Viện nghiên cứu hệ thống năng lượng Mặt trời Max Planck (MPS) và Đại học Göttingen đứng đầu đã phát hiện ra những đợt sóng xoáy mới trên Mặt trời. 

Những con sóng Rossby lan truyền theo chiều ngược lại với vòng quay Mặt trời, có tuổi thọ vài tháng và biên độ tối đa tại đường xích đạo của Mặt trời.
Từ lâu, các nhà khoa học đã suy đoán về sự tồn tại của các sóng như vậy trên Mặt trời. Bây giờ, họ phát hiện một cách rõ ràng. Sóng Rossby Mặt trời là họ hàng thân thiết của sóng Rossby được biết đến trong bầu khí quyển và đại dương của Trái đất.
Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 
Sóng Rossby ở phía bắc bán cầu của Trái đất là một loại sóng hiện tượng nổi bật, xuất hiện dưới dạng uốn khúc trong dòng phản lực tách không khí lạnh lạnh ở phía bắc từ không khí cận nhiệt đới ấm hơn ở phía nam. Đôi khi những con sóng này đến các vùng xích đạo và thậm chí có thể ảnh hưởng đến thời tiết ở Úc.
Về nguyên tắc, sóng thuộc loại này (thường được gọi là sóng hành tinh) phát sinh trên mọi hình cầu quay do lực Coriolis. Hình lục giác của sao Thổ, do mẫu mây đặc ở cực bắc của hành tinh hình thành cũng có thể là một biểu hiện của những con sóng này tác động kèm theo.

Mời quý vị xem video: Khám phá bí ẩn của Mặt trời

Sự tồn tại của sóng Rossby trong các ngôi sao được dự đoán khoảng bốn mươi năm trước. "Các sóng Solar Rossby có biên độ rất nhỏ và tồn tại thời gian trong vài tháng, khó phát hiện", giáo sư Tiến sĩ Laurent Gizon cho biết.
Các nhà khoa học từ MPS đã phân tích một tập dữ liệu thu thập trong 6 năm từ Máy chụp ảnh Heliospheric và Magnetic Imager (HMI) trên Đài thiên văn năng lượng mặt trời của NASA (SDO), tìm thấy sóng xoáy lớn quy mô trên mặt trời di chuyển theo hướng ngược chiều vòng quay. 
Các nhà nghiên cứu đã có thể xác định mối quan hệ giữa tần số sóng và bước sóng trên Mặt trời - do đó xác định rõ ràng chúng là dạng sóng Rossby Mặt trời mới.

Hình ảnh hiếm hoi về siêu bão Mặt Trời mạnh nhất trong 14 năm

Vệ tinh của Cơ quan Hàng Không và Vũ Trụ Mỹ (NASA) vừa ghi nhận được cơn bão Mặt Trời mạnh nhất trong vòng 14 năm qua.

Video: Vụ nổ lớn được quan sát qua kính thiên văn Hinode trong ngày 10/9 và nó giải phóng năng lượng mạnh đến mức gây ngợp bộ phận cảm ứng của vệ tinh NASA.

Bí ẩn nhóm vật thể nhỏ đang quay quanh Mặt trời

(Kiến Thức) - Nhiều đối tượng lạ xuất hiện quanh Mặt trời, liên tục thực hiện một cú xẹt ngang, giao nhau, cùng các đường quỹ đạo cắt nhau trên khí quyển của Mặt trời.

Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh, một nhóm các nhà nghiên cứu báo cáo rằng họ đã phát hiện ra các đối tượng lạ gọi là "exocomets," hay còn gọi là một dạng sao chổi nằm trong hệ thống sao khác vây quanh Mặt trời.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Mặt trời “nổi giận” sản sinh năng lượng bằng tỷ quả bom hydro

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ nổ mặt trời kèm theo các cơn bão từ lớn kỷ lục. Phóng xạ từ các vụ nổ là rất lớn, ảnh hưởng tới trái đất, đặc biệt là các thiết bị viễn thông và vũ trụ.

Theo Daily, các nhà khoa học đã sử dụng kính thiên văn Swedish Solar Telescope ở La Palma, Thụy Điển đã phát hiện ra ba tia X, sự kiện diễn ra trong 48 giờ, nằm trong vụ nổ mặt trời lớn nhất. Nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng có được những video khoảng khắc của vụ nổ. Theo các nhà khoa học, đây là vụ nổ khủng nhất họ từng thấy, phóng xạ phóng ra năng lượng tương đương 1 tỷ quả bom hydro.
Mat troi “noi gian” san sinh nang luong bang ty qua bom hydro
Vụ nổ mặt trời mức năng lượng M8.1.