Mặt trời “nổi giận” sản sinh năng lượng bằng tỷ quả bom hydro

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ nổ mặt trời kèm theo các cơn bão từ lớn kỷ lục. Phóng xạ từ các vụ nổ là rất lớn, ảnh hưởng tới trái đất, đặc biệt là các thiết bị viễn thông và vũ trụ.

Theo Daily, các nhà khoa học đã sử dụng kính thiên văn Swedish Solar Telescope ở La Palma, Thụy Điển đã phát hiện ra ba tia X, sự kiện diễn ra trong 48 giờ, nằm trong vụ nổ mặt trời lớn nhất. Nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng có được những video khoảng khắc của vụ nổ. Theo các nhà khoa học, đây là vụ nổ khủng nhất họ từng thấy, phóng xạ phóng ra năng lượng tương đương 1 tỷ quả bom hydro.
Mat troi “noi gian” san sinh nang luong bang ty qua bom hydro
Vụ nổ mặt trời mức năng lượng M8.1. 
Tiến sĩ Chris Nelson, thuộc Trung tâm Nghiên cứu vụ nổ và Năng lượng Mặt trời, nói: "Rất là bất thường khi quan sát những phút mở đầu của vụ nổ. "Chúng ta chỉ có thể quan sát khoảng 1/250 bề mặt Mặt Trời vào cùng một thời điểm bằng Kính thiên văn trên, vì vậy để ở đúng chỗ vào đúng thời điểm cần rất nhiều may mắn.
Theo nhóm nghiên cứu, một vụ nổ hạng X có thể hình thành và đạt cường độ đỉnh điểm trong khoảng năm phút, làm cho khó có thể chụp những khoảnh khắc mở khi những sự kiện này xuất hiện. Nhưng trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã có thể làm như vậy.
Mat troi “noi gian” san sinh nang luong bang ty qua bom hydro-Hinh-2
Vụ nổ tạo ra bão mặt trời. 
Tiến sĩ Aaron Reid, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Vật lý thiên văn Belfast cho biết: "Mặt trời hiện đang ở trong điều mà chúng ta gọi là mặt trời tối thiểu. "Số vùng hoạt động, nơi mà vụ nổ xảy ra, là thấp, vì vậy để có những cầu lửa lớp X gần nhau là rất bình thường.
"Những quan sát này có thể cho chúng ta biết làm thế nào và tại sao các quả cầu sáng này hình thành nên chúng ta có thể dự đoán chúng tốt hơn trong tương lai." Bằng những quan sát chi tiết, các nhà khoa học đang nghiên cứu vì sao lại hình thành sư kiện. Điều này giúp họ dự đoán các vụ nổ tương lai. Nó cũng giúp bảo vệ các vệ tinh tốt hơn và các thiết bị thiên văn khác.
Vụ nổ đã làm gián đoạn các phương tiện liên lạc vô tuyến hướng về mặt trời trong một giờ đồng hồ trên Trái đất, cũng như thông tin liên lạc tần số thấp được sử dụng trong điều hướng.
Theo trung tâm dự báo thời tiết không gian của NOAA, cơn bão mặt trời mới đây là mức G4, điều này có thể ảnh hưởng đến: Hệ thống điện, hoạt động vệ tinh, vũ trụ.

Himalaya: Tổ hợp tác chiến điện tử mạnh nhất thế giới của Nga

(Kiến Thức) - Một lần nữa Nga lại thấy khả năng phát triển các tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến của mình với một cái tên hoàn toàn mới "Himalaya".

Tổ hợp tác chiến điện tử Himalaya được phát triển bởi Công ty Kret, một công ty cổ phần lớn nhất trong ngành vô tuyến điện tử Nga, mới chỉ được thành lập từ năm 2009, thành viên của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Kret gồm: Phát triển và sản xuất các hệ thống và tổ hợp thiết bị điện tử tích hợp hoặc mở rộng dành cho máy bay dân dụng và quân sự, các tổ hợp radar hàng không, các phương tiện nhận dạng điện tử, các tổ hợp tác chiến điện tử, máy móc đo lường điện tử các loại... 

5 ngày kỳ thú ở nơi “mặt trời không bao giờ lặn“

Video time-lapse ghi lại hiện tượng kỳ thú khi mặt trời di chuyển quanh đường chân trời và không lặn trong suốt 5 ngày (từ ngày 8-13/3) tại Nam Cực.
 

 Video: Trải nghiệm 5 ngày kỳ thú ở nơi "mặt trời không bao giờ lặn":

Những sự thật bất ngờ về Mặt trời gây sửng sốt (2)

(Kiến Thức) - Thời gian đi máy bay từ Trái đất đến Mặt trời, tuổi của Mặt trời... đều là những thông tin thú vị về Mặt trời mà bạn không thể bỏ qua.

Nhung su that bat ngo ve Mat troi gay sung sot (2)

 Từ máy bay trên Trái đất tới Mặt trời mất bao lâu?

Nếu khởi hành từ Trái đất bằng một chiếc máy bay bình thường có vận tốc 664 km/h, chúng ta phải mất đến 20 năm đi không ngừng nghỉ mới tới được Mặt trời. Nguồn ảnh: Internet.