Tiết lộ mới về "phi thuyền ngoài hành tinh"

Nghiên cứu mới cho thấy thiên thể du hành liên sao đầu tiên đến hệ Mặt Trời có thể là tàn tích của một hành tinh giống sao Diêm Vương và có hình dạng giống bánh quy.

Các nhà thiên văn học tới từ Đại học Bang Arizon (Mỹ) tin rằng Oumuamua, thiên thể du hành liên sao đầu tiên đến hệ Mặt Trời dường như được cấu thành từ nitơ rắn, giống như bề mặt của sao Diêm Vương và Mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương, Triton.

Theo nhóm tác giả nghiên cứu, một vụ va chạm đã đánh bật một mảnh vỡ là Oumuamua ra khỏi hành tinh băng giá phủ đầy nitơ cách đây 500 triệu năm, khiến mảnh vỡ này văng khỏi hệ sao chính và tiến về phía chúng ta.

"Mọi người đều quan tâm tới người ngoài hành tinh và không thể tránh khỏi việc liên tưởng thiên thể du hành liên sao đầu tiên với người ngoài Trái đất. Nhưng điều quan trọng trong khoa học là không nên đi tới kết luận", nhà khoa học Steven Desch tới từ Đại học Bang Arizon cho hay.

Tiet lo moi ve
Kể từ khi Oumuamua "ghé thăm" Hệ Mặt Trời năm 2017, các nhà thiên văn học phải đau đầu tìm ra lời giải thích cho nguồn gốc của nó. (Ảnh: Sputnik)

Phân tích độ sáng bóng, kích thước và hình dạng của Oumuamua, Desch và cộng sự phát triển mô hình máy tính giúp họ xác định Oumuamua rất có thể là một khối băng nitơ đang dần bị xói mòn. Nó có hình dạng tương đối phẳng như hiện tại nhiều khả năng là do bị bốc hơi khi tới gần Mặt trời.

Nghiên cứu này được trình bày tại Hội nghị Khoa học Hành tinh và Mặt trăng ảo mới đây.

Tuy nhiên, không phải các nhà khoa học đều chấp nhận lời giải thích mới.

Nhà thiên văn học Avi Loeb tới từ Đại học Harvard phản đối kết luận của các đồng nghiệp và lập luận rằng Oumuamua trong nhân tạo hơn là tự nhiên. Nói cách khác, nó tới từ một nền văn minh ngoài hành tinh.

Cho rằng Oumuamua không giống sao chổi và tiểu hành tinh hay một thứ gì đó từng thấy trước đây, ông Loeb nhấn mạnh không thể giả định thiên thể này như một vật thể bình thường. Theo nhà thiên văn đến từ Trung tâm vật lý thiên văn Havard Smithsonian, Oumuamua có cấu tạo tương tự như một cánh buồm Mặt Trời có khả năng tự hấp thu photon từ ánh sáng các ngôi sao, tạo ra năng lượng để di chuyển.

Oumuamua được quan sát lần đầu tiên thông qua kính thiên văn Pan-STARRS tại Đài quan sát Haleakala của Hawaii vào năm 2017.

Oumuamua được mô tả "vật thể kim loại hoặc bằng đá" dài khoảng 400m và rộng 40m. Nó bất ngờ xuất hiện trong hệ Mặt Trời năm 2017 rồi đột ngột tăng tốc sau khi bay quanh quỹ đạo Mặt Trời và trở lại không gian liên sao.

Hiện tại, nó đang ở ngoài quỹ đạo của Sao Diêm Vương và không thể quan sát kể cả bằng các kính viễn vọng không gian tiên tiến nhất.

Do đó, các nhà thiên văn học sẽ phải dựa trên những quan sát ban đầu và hy vọng sẽ tiếp tục tinh chỉnh các phân tích của họ. 

Tiểu hành tinh sắp lao vào Trái Đất to như Đại Kim tự tháp

(Kiến Thức) - ESA đang nỗ lực hợp tác NASA ngăn chặn tiểu hành tinh Dimorphos hay Didymos - có thể san phẳng một thành phố nếu va chạm với Trái Đất.

Tieu hanh tinh sap lao vao Trai Dat to nhu Dai Kim tu thap
 Ngày 15/9, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro (154 triệu USD) để chế tạo tàu vũ trụ phục vụ dự án mới hợp tác với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). 

Bất ngờ thấy hơi nước ở khí quyển hành tinh lạ giống Trái đất

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện ra hơi nước trong bầu khí quyển của hành tinh lạ K2-18 b, một thế giới ngoài hành tinh có thể ở được với kích thước gấp đôi Trái đất. 

Nghiên cứu mới phát hiện bầu khí quyển của hành tinh lạ này có hơi nước , và có khả năng cũng có mây và mưa trên hành tinh.

Hành tinh xa xôi (cách khoảng 110 năm ánh sáng) được NASA mới phát hiện. Nó có kích thước gấp hai lần Trái đất và K2-18 b đang quay quanh một ngôi sao lùn đỏ trong "vùng có thể ở được".