Tiết lộ bất ngờ về sóng siêu âm “ma thuật” của cá heo

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một điều vô cùng ngạc nhiên và lý thú: cá heo phát ra tới hai chùm siêu âm chứ không phải một như trước nay chúng ta vẫn tưởng.

Ngay từ những năm 1960, các nghiên cứu khoa học đã cho chúng ta thấy rằng, các loài động vật có vú ở biển như cá heo chẳng hạn, giao tiếp với nhau bằng sóng âm (một phần trong phổ siêu âm) theo nguyên tắc sonar.
Tiet lo bat ngo ve song sieu am “ma thuat” cua ca heo
 Cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng âm.
Sonar (sound navigation and ranging) tức phương pháp định vị bằng âm thanh. Có hai loại sonar, loại chủ động thì tự phát xung sóng và ghi nhận tiếng vọng lại, còn loại bị động thì chỉ ghi nhận âm thanh từ tàu bè hay các nguồn khác phát ra trong nước. Tần số âm thanh sử dụng trong sonar rất rộng, từ hạ âm (infrasonic) đến âm thanh bình thường (sonic) và siêu âm (ultrasonic). Sóng âm do cá heo phát ra thuộc loại siêu âm chủ động.
Thế nhưng mới đây, GS. Josefin Starkhammar, nhà nghiên cứu về âm học biển tại Đại học Lund (Thụy Điển) cùng hai cộng sự đã phát hiện một điều vô cùng ngạc nhiên và lý thú: cá heo phát ra tới hai chùm siêu âm chứ không phải một như trước nay chúng ta vẫn tưởng.
Hai chùm tia siêu âm này được phát đi theo nhiều hướng khác nhau và chùm tia sau hơi lệch thời gian một chút so với chùm tia trước. Ngoài ra, phần đầu của mỗi chùm tia đều có tần số hơi cao hơn so với phần còn lại, do vậy, tạo ra một trường âm thanh cao hơn. Và đây chính là điều bí mật mới được giải mã: trường âm thanh cao có khả năng đi xa hơn và giúp triệt tiêu các tiếng động khác gây nhiễu cho tín hiệu, còn trường âm thanh thấp tiếp theo giúp cá heo ghi nhận được hình dáng đối tượng một cách chính xác.
Để có được sự hiểu biết thấu đáo này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng đoạn cuối của chùm tia và tái tạo được toàn bộ cả hai chùm âm thanh gốc. Hai chùm tia này được phát đi rất chính xác và hoàn toàn bổ sung cho nhau. Đây là điều mà các phương pháp siêu âm của chúng ta hiện nay không làm được.
Tiet lo bat ngo ve song sieu am “ma thuat” cua ca heo-Hinh-2
 Cá heo phát ra tới hai chùm siêu âm chứ không phải một như trước nay chúng ta vẫn tưởng.
Bất ngờ trước phát hiện này, GS. Josefin Starkhammar đã gọi đây là một thuật toán hoạt động "giống như một công thức ma thuật!" và dự định sẽ áp dụng cho việc cải thiện kỹ thuật siêu âm hiện tại trong y học nhằm xây dựng các kỹ thuật hình ảnh sinh học mới.
Bằng việc sử dụng cùng lúc nhiều chùm tia theo kiểu cá heo nhưng là theo phương ngang, chúng ta sẽ có thể có được hình ảnh 3D, đo được độ dày của các cơ quan nằm sâu trong cơ thể con người, điều mà không phải lúc nào cũng nhận được trên siêu âm ngày nay. Chưa hết, kỹ thuật này còn có thể áp dụng trong địa chất để kiểm tra các lớp đất đá sâu bên dưới mặt đường mà không cần phải đào lấy mẫu.
Tuy nhiên, cũng theo GS. Josefin Starkhammar, trước mắt, nhờ sự hiểu biết về sự phát tia siêu âm để giao tiếp và định vị đối tượng của cá heo, chúng ta có thể bảo vệ tốt hơn cho loài vật thông minh này khỏi bị các hoạt động của con người gây xáo trộn ảnh hưởng đến âm thanh này.

Sửng sốt phát hiện cá heo bạch tạng cực hiếm

(Kiến Thức) - Gần đây, một con cá heo bạch tạng cực hiếm đã được phát hiện đang tung tăng bơi lội ở Vịnh Monterery, California, Mỹ.
 

 Mới đây, Kate Cummings, một người dân ở Vịnh Monterey, California, Mỹ đã may mắn ghi lại được những hình ảnh chân thực, sống động về lần xuất hiện hiếm hoi của một con cá heo bạch tạng quý hiếm.
Theo thông tin đăng tải, con cá heo bạch tạng này thuộc loài cá heo Risso. Đây là loài cá heo có tên khoa học là Grampus griseus, một loài động vật có vú trong họ Cá heo đại dương, bộ Cá voi.

Cá heo bơi tròn khuấy đục làn nước và sự thật bất ngờ

(Kiến Thức) - Sử dụng đầu óc để săn giết con mồi thuận lợi hơn, cá heo xứng đáng là một trong những động vật thông minh nhất thế giới. 

Ca heo boi tron khuay duc lan nuoc va su that bat ngo
Cá heo được xem là một trong những loài động vật dễ thương và thông minh nhất thế giới. Mới đây, các nhà khoa học đã tiếp tục củng cố nhận định đó khi quan sát thấy cá heo thông minh sử dụng đầu óc của mình, khiến quá trình săn giết con mồi trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. 
Ca heo boi tron khuay duc lan nuoc va su that bat ngo-Hinh-2
 Cá heo là động vật có vú thích nghi với nhiều kiểu địa hình khác nhau trên biển, có khi chúng tới vùng nước sâu nhưng cũng có khi chúng kéo nhau ra khu vực thềm lục địa tương đối cạn để đi săn.
Ca heo boi tron khuay duc lan nuoc va su that bat ngo-Hinh-3
Các nhà khoa học quan sát được, khi tới vùng nước nông, một con cá heo đột ngột tách đàn và bắt đầu sử dụng vây đuôi quẫy thật mạnh xuống đáy biển, khiến vùng nước mà nó đi qua đục ngầu. Không chỉ thế, con cá heo kỳ lạ còn bơi thành hình vòng tròn rất khó hiểu. Tiếp tục quan sát, khi vòng tròn hoàn thành, những con cá heo khác bắt đầu gia nhập, ẩn mình vào vùng đục hình tròn đó.
Ca heo boi tron khuay duc lan nuoc va su that bat ngo-Hinh-4
 Hóa ra, đó chính là cách để những con cá heo bắt đầu bữa trưa của mình. Sở dĩ cá heo quẫy đuôi khiến đáy biển vẩn đục là để dọa nạt những con cá nhỏ.
Ca heo boi tron khuay duc lan nuoc va su that bat ngo-Hinh-5
 Vì sợ hãi, những con cá nhỏ sẽ bơi tán loạn, gặp vùng nước đục, những con cá nhỏ không thể xác định vị trí của kẻ săn mồi. Vì mất phương hướng, những con cá nhỏ không dám hành động thiếu suy nghĩ, chỉ có thể nhảy lên trên mặt nước để quan sát tình hình.
Ca heo boi tron khuay duc lan nuoc va su that bat ngo-Hinh-6
 Chỉ chờ đến lúc đó, những con cá heo rình mò, ẩn nấp đã lâu lao lên, nhân cơ hội đớp lấy cá nhỏ xấu số, thoải mái thưởng thức một bữa tiệc hải sản thịnh soạn.