Thương mẹ chồng như mẹ đẻ, chị em bên chồng nói tôi giả tạo

Vừa bước xuống taxi, tôi cùng chị bạn làm cùng chưa kịp bước chân vào nhà tôi đã nghe tiếng chị chồng nói xối xả: “Mẹ thì biết gì, con dâu mẹ chỉ trông ngó vào cái nhà và gia tài của bố mẹ thôi. Con còn lạ gì, trăm đứa gái quê có đứa nào lại không ham nhà giàu, ham của”.

Lời của bà chị chồng khiến tôi tái mặt, chị bạn tôi vừa qua chơi Tết thì ái ngại, ngượng ngùng. Chị nhã nhặn nói tôi nên lựa lời mà ứng xử với chị chồng rồi dúi túi hoa quả vào tay tôi, quay về.
Tôi sinh ra trong một làng quê nghèo ở miền Trung. Nhà xa Hà Nội, quê nghèo lại mang tiếng là gái Thanh Hoá, nên từ khi ra Hà Nội học tôi đã phải rất nỗ lực để có thể hoàn thành khoá học. Ngày còn đi học, để có tiền học, tôi phải đi làm gia sư. Tình cờ trong một lần đi dạy, tôi quen Quang – chồng tôi bây giờ. Anh là anh họ học sinh của tôi. Qua nhiều lần tiếp xúc anh ngỏ lời làm quen và chúng tôi yêu nhau sau 8 tháng quen nhau.
Anh hơn tôi 7 tuổi, biết gia cảnh của tôi khó khăn, nhiều lần anh tỏ ý giúp đỡ tiền nong để tôi đi học không phải vất vả làm thêm. Mặc dù vậy nhưng tôi không nhận, thấy vậy anh càng trân trọng tôi hơn.
Thương mẹ chồng như mẹ đẻ tôi bị cả nhà chồng nói giả tạo. Ảnh: I.T.
Thương mẹ chồng như mẹ đẻ tôi bị cả nhà chồng nói giả tạo. Ảnh: I.T.
Yêu nhau được 3 năm, tôi tốt nghiệp và xin vào làm việc ở một công ty truyền thông. Công việc ổn định, anh đưa tôi về gia mắt mọi người trong nhà. Ban đầu, nghe nói tôi ở quê, gia cảnh nghèo khó, bố mẹ làm nông, mọi người tỏ ý e ngại phản đối ra mặt. Mẹ chồng tôi tuy không hài lòng như bà thương con trai nên không phản đối.
Ngày cưới nhau, nhìn cảnh nhà chồng mang vài ba mâm quả lỏng chỏng được vài món bánh kẹo qua nói chuyện qua loa với bố mẹ đẻ mà lòng tôi chua xót. Tôi biết bố mẹ tôi buốn ít nhưng thương tôi thì nhiều. Ông bà sợ con gái lấy chồng giàu nhưng phải chịu cảnh chim trong lồng không được bay nhảy.
Thương chồng, thương bố mẹ đẻ kể từ ngày tôi về làm dâu, tôi cố gắng lo chu toàn mọi việc. Thương bố mẹ đẻ bao nhiêu tôi dồn sức lo cho bố mẹ chồng bấy nhiêu. Mẹ chồng tôi mắc bệnh đau khớp, tôi lo hỏi đủ thứ thuốc thang, bà đi viện tôi thức nhiều đêm chăm sóc. Nhiều lần vào viện mọi người còn nhầm tôi với con gái bà.
Sự tận tâm của tôi có vẻ đã làm lay động được tình cảm của mẹ chồng. Nhiều lần bà còn nói với anh em họ hàng là xem tôi như con gái, may nhà này có tôi về làm dâu. Trái hẳn với suy nghĩ của mẹ chồng, chị chồng, em chồng lđã lấy chồng nơi khác nhưng lần nào về cũng tỏ ra ghét bỏ thậm chí hằn học với tôi. Tôi ấm ức nhưng chồng tôi lại thủ thỉ: “Chín bỏ làm mười đi em dù sao chị ấy cũng là chị, lại đang gặp chuyện không vui nên tính tình nóng nảy”.
Dù chín bỏ làm mười, nhưng các chị em bên chồng tôi rất quá quắt không chịu tha cho tôi. Ảnh: I.T
Dù chín bỏ làm mười, nhưng các chị em bên chồng tôi rất quá quắt không chịu tha cho tôi. Ảnh: I.T
Việc sẽ chẳng có gì, tôi sẽ bỏ qua hết nếu gần đây gia đình tôi không có biến. Nghe tin nhà tôi trong diện quy hoạch, nghe đâu sẽ được đền bù đi nơi khác, tính tiền đền bù cũng được hơn 3 tỷ đồng. Mấy lần mẹ chồng tôi cũng gọi hỏi xem vợ chồng tôi có muốn kinh doanh gì không, để bà cho tiền kinh doanh nhưng tôi không thích.
Từ khi có tin sắp giải toả, đền bù nhà, chị chồng, em chồng thay phiên nhau về nhà, thủ thỉ với mẹ chồng. Tôi chẳng có ý kiến gì, cũng không làm gì thất thố với họ nhưng chẳng hiểu sao họ thường xuyên chĩa mũi dùi vào tôi. Nhiều lần Thu – em chồng tôi còn dựng chuyện với anh em họ hàng, nói tôi giả tạo, vờ đối đãi với mẹ tôi tử tế để tranh tài sản.
Cao điểm nhất có lẽ là chuyện cô em chồng đưa chuyện, đổi điêu cho tôi tôi mang tiền về lo cho nhà ngoại. Thêm vào đó, Thu còn vu oan cho tôi là lấy cớ công việc bận rộn để đi đàm đúm, trai gái nhằm chia rẽ tình cảm vợ chồng tôi.
Thật sự, giờ không biết phải làm sao? Không lẽ cứ cam chịu để mấy chị em nhà chồng dè bỉu, bàn tán nói tôi giả tạo. Mà lên tiếng cãi cọ thì chỉ sợ bố mẹ chồng cảm thấy đau lòng. Thực sự giờ tôi rất mệt mỏi, không biết nên làm gì?.

Bộ Nội vụ thi tuyển 4 chức danh lãnh đạo, quản lý

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ) Nguyễn Quốc Khánh cho biết, trong quý II/2018, Bộ này sẽ tổ chức thi tuyển 4 chức danh lãnh đạo, quản lý tại 4 đơn vị.

4 chức danh này gồm: 1 Phó Chánh Văn phòng Bộ phụ trách công tác tham mưu, tổng hợp; 1 Phó Chánh Thanh tra Bộ phụ trách công việc của phòng Tổng hợp (tổng hợp; văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị; quản lý ngành; tiếp công dân và thanh tra về phòng, chống tham nhũng; thanh tra hành chính...); 1 Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương phụ trách lĩnh vực chế độ chính sách cấp xã và thôn, tổ dân phố; 1 Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước phụ trách quản lý khoa học và các dự án điều tra cơ bản.
Bo Noi vu thi tuyen 4 chuc danh lanh dao, quan ly
 Nguồn ảnh: Baomoi.
Đợt thi tuyển này nằm trong Kế hoạch số 5400/KH-BNV về việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ năm 2017 và năm 2018.

Theo Kế hoạch, trong 2 năm 2017 – 2018, Bộ Nội vụ thi tuyển 8 chức danh lãnh đạo gồm Phó Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước.

Vào tháng 12/2017, Bộ đã tổ chức thi tuyển hai chức lãnh đạo là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đợt đầu tiên của năm 2018, sẽ tổ chức thi tuyển 4 chức danh, còn 2 chức danh sẽ tổ chức vào cuối năm nay.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, rút kinh nghiệm từ đợt thi trước, việc quy định tiêu chuẩn cụ thể với từng vị trí chức danh đã không thu hút được nhiều hồ sơ tham gia dự thi, trong đợt thi này, Bộ không quy định điều kiện tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh nhằm mở rộng đối tượng.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khánh, ngoài hai chức danh theo kế hoạch, trong đợt cuối năm 2018, Bộ Nội vụ có thể tổ chức thi tuyển thêm một số chức danh khác.

“Từ nay trở đi không bổ nhiệm theo cách truyền thống mà sẽ tổ chức thi tuyển, sẽ chọn được nhiều người tốt”, ông Khánh khẳng định.

Bộ Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 26/2 đến ngày 23/3. Dự kiến Bộ tổ chức thi viết vào ngày 19/4 và thi trình bày đề án vào hai ngày 11-12/5.

Đặt xe không được, bị Grab trừ tiền triệu vì sợ không có tiền trả?

Một khách hàng gọi xe Grab đi từ Bình Dương về Tây Ninh không có xe nhưng bị trừ 1,6 triệu đồng. Lý do phải trừ tiền trước vì sợ khách không có tiền trả?

Tiền trong tài khoản đã bị trừ nhưng Grab vẫn không điều xe đến phục vụ - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP
 Tiền trong tài khoản đã bị trừ nhưng Grab vẫn không điều xe đến phục vụ - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Ông Trương Văn Tiên, ngụ tại TP.HCM, cho biết vào lúc 9h09 ngày 18-2-2018 ông đặt xe Grab từ Dĩ An, Bình Dương về Tân Châu, Tây Ninh, với số tiền là 1.604.000 VND.