Thủ tướng giao Bộ Y tế hỗ trợ doanh nghiệp mua vắc xin Sputnik V

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý đề nghị của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex trong việc hỗ trợ mua vắc xin Sputnik V.

Văn phòng Chính phủ ngày 7/8 đã có công văn 5420 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xử lý đề nghị hỗ trợ Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex mua vắc xin Sputnik V của Tập đoàn Royal Strategic Partner (UAE).
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý và có văn bản hỗ trợ theo nguyên tắc chung.
Giữa tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành nghị quyết về mua vắc xin Sputnik V của Nga.
Thu tuong giao Bo Y te ho tro doanh nghiep mua vac xin Sputnik V
 Thủ tướng giao Bộ Y tế hỗ trợ doanh nghiệp mua vắc xin Sputnik V.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý theo đề xuất của Bộ Y tế về việc có văn bản giới thiệu Tập đoàn T&T và Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) để đàm phán, mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga bằng nguồn kinh phí hợp pháp do Tập đoàn T&T huy động. Kinh phí này không sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước và Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam.
Trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất vắc xin, Thủ tướng đồng ý với đề xuất ký thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm sử dụng vắc xin Sputnik V với nội dung tương tự như nội dung thoả thuận mà Bộ Y tế đã ký trong các trường hợp mua vaccine BNT162 của Pfizer và vắc xin AZD1222 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC).
Việc thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, kiểm định, kiểm soát chất lượng vaccine, tổ chức tiêm miễn phí toàn bộ 40 triệu liều vaccine nêu trên theo quy định.
Trước đó 4 tháng, Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Đây là loại vắc xin COVID-19 thứ hai được Bộ Y tế cấp phép, sau AstraZeneca.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 6/8, cả nước đã tiêm 451.256 liều vắc xin phòng COVID-19, nâng tổng số vaccine đã tiêm ở Việt Nam lên hơn 8,5 triệu liều.
Đến nay, Việt Nam đã có 19,3 triệu liều vắc xin được tiếp nhận, gồm khoảng 12 triệu liều vắc xin của AstraZeneca (chiếm 64%), hơn 5 triệu liều Moderna, hơn 740.000 liều Pfizer, 12.000 liều Sputnik V và 1,5 triệu liều Vero Cell (gồm 1 triệu liều vắc xin do Sapharco mua theo sự ủy quyền của UBND TP.HCM và 500.000 liều do chính phủ Trung Quốc viện trợ).
Tính từ 18h30 ngày 07/8 đến 6h ngày 08/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.941 ca nhiễm mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 4.937 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.896), Bình Dương (1.477), Long An (724), Đồng Nai (390), Sóc Trăng (94), Hà Nội (63); Đà Nẵng (62), Vĩnh Long (57), Đồng Tháp (48), Ninh Thuận (23), Thừa Thiên Huế (19), Kiên Giang (18), Bình Định (14), Hậu Giang (14), Phú Yên (13), Quảng Ngãi (9), Lào Cai (3), Hà Tĩnh (3), Thanh Hóa (2), Lạng Sơn (2), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Cà Mau (2) trong đó có 1.274 ca trong cộng đồng.

Công nghệ sản xuất vắc xin Cuba thế nào... đạt hiệu quả 100%?

Theo thông tin chính thức từ nhà phát triển ở Cuba, vắc xin Abdala của nước này đạt hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tử vong ở bệnh nhân COVID-19. Công nghệ vắc xin dựa trên protein của Cuba cho phép vắc xin dễ dàng được sản xuất hơn với giá thành rẻ hơn.

Vắc xin Abdala do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) nghiên cứu và phát triển. Mới đây, Bộ Ngoại giao Cuba cùng các phương tiện truyền thông của nước này đưa tin vắc xin Abdala cho thấy hiệu quả 100% trong việc ngăn tình trạng tử vong ở bệnh nhân Covid-19. Đây là kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vắc xin Abdala. Cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 có sự tham gia của hơn 300.000 tình nguyện viên.

Tạm dừng cấp vắc-xin cho đơn vị triển khai tiêm chậm

Bộ Y tế sẽ điều phối vắc-xin cho đơn vị khác và tạm dừng phân bổ vắc-xin trong các đợt tiếp theo đối với những nơi tiêm chậm vắc-xin COVID-19, đồng thời báo cáo Thủ tướng.

Đó là nội dung trong công điện về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin COVID-19 phát đi ngày 6/8.

Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Tuần trước, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vắc-xin “COVID-19 vaccine AstraZeneca” số lượng 204.000 liều. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến vắc-xin về Việt Nam vào tuần tới, đã xác định những người sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, đây là những liều vắc-xin AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021. Với sự hỗ trợ của các cơ quan, đặc biệt là sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất vắc-xin COVID-19, Bộ Y tế đang nỗ lực tối đa để có đủ vắc-xin cho toàn dân trong thời gian sớm nhất.

“Theo Luật truyền nhiễm của Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế. Trong các cuộc họp về phân phối vắc-xin, mặc dù có không ít tranh luận, nhưng cuối cùng chúng tôi đều đi đến đồng thuận”, Thứ trưởng Thuấn cho biết.