Thu thập “DNA” của sao, tìm chị em mất tích của Mặt trời

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khảo sát và thu thập "DNA" của hơn 340.000 ngôi sao trong Dải Ngân hà, điều này giúp họ hiểu được cách các thiên hà hình thành và phát triển theo thời gian, đặc biệt là các hành tinh chị em của Mặt trời.

Dự án tìm kiếm chị em mất tích của Mặt trời này được gọi là GALAH, được nhóm các nhà nghiên cứu Úc và châu Âu triển khai từ năm 2013, nhưng mới đây mới công khai phát hành dữ liệu lần đầu tiên. Đến cuối dự án, họ ước đoán sẽ điều tra hơn một triệu ngôi sao nữa.
Mỗi ngôi sao có ánh sáng đặc trưng, được phân tích bằng máy quang phổ HERMES, được gắn trên kính thiên văn 3,9 mét tại Đài quan sát Thiên văn Úc (AAO).
Thu thap “DNA” cua sao, tim chi em mat tich cua Mat troi
 Nguồn ảnh: Space.
Để tìm ra "ADN" của một ngôi sao, HERMES phân tích ánh sáng để tạo ra một quang phổ giống như cầu vồng. Dựa trên độ dài và vị trí của các đường tối xuất hiện trong quang phổ đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra thành phần hóa học liên quan.
"Mỗi nguyên tố hóa học để lại một mô hình độc đáo các dải tối ở các bước sóng cụ thể trong quang phổ này, kiểu như dấu vân tay", Daniel Zucker, từ Đại học Macquarie và AAO, giải thích trong một tuyên bố trực tuyến.
Mất khoảng một giờ để thu đủ ánh sáng từ một ngôi sao, nhưng các nhà nghiên cứu GALAH có thể quan sát 360 sao vào một thời điểm và họ đã dành 280 đêm tại đài quan sát từ năm 2014 để thu thập đủ dữ liệu.

Mời quý vị xem video: Khám phá bí ẩn của Mặt trời

Vậy làm thế nào để các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem một ngôi sao có liên quan đến Mặt trời không?
Vâng, giống như Mặt trời, mỗi ngôi sao được sinh ra trong một cụm lớn hàng ngàn ngôi sao.
Mỗi ngôi sao đó sẽ có cùng "ADN" hoặc thành phần hóa học. Dải ngân hà đã kéo những ngôi sao này ra xa nhau, để chúng nằm rải rác khắp thiên hà.
"Mục tiêu của nhóm GALAH là tìm ra DNA giữa các ngôi sao”chị em” mất tích từ lâu của Mặt trời, Sarah Martell, thuộc Trường Vật lý New South Wales, cho biết trong một tuyên bố.
"Dữ liệu này sẽ cho phép khám phá các cụm sao ban đầu của thiên hà, bao gồm cụm sao song sinh hay “chị em” với Mặt trời.

Infographics: Chi tiết con đường năng lượng Mặt Trời đầu tiên

Con đường năng lượng Mặt Trời đầu tiên sử dụng hạ tầng hiện tại để tạo ra điện năng, có thể cung cấp điện cho các cửa hàng, đèn giao thông, các khu biệt lập.

[Infographics] Chi tiet con duong nang luong Mat Troi dau tien
 

Hình ảnh tác hại đáng sợ từ lỗ hổng lớn trên Mặt trời

(Kiến Thức) - Một lỗ hổng "lớn" trên bề mặt Mặt trời phát ra một cơn gió mặt trời mạnh mẽ. Các nhà khoa học cho biết nó có thể làm tăng vùng ánh sáng phía Bắc ở một số khu vực của Mỹ và làm gián đoạn một ít thiết bị vệ tinh.

Lỗ thủng trên Mặt trời được nhìn thấy trong hình ảnh chụp vào ngày 10/4/ 2018, bởi Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA.
Dữ liệu từ Đài thiên văn Năng lượng Mặt trời của NASA cho thấy một vùng rộng lớn nơi từ trường của mặt trời mở ra, tạo ra một khoảng cách trong không khí bên ngoài của mặt trời, được gọi là corona. Vùng này, hay còn gọi là lỗ thủng, cho phép các hạt có điện tích thoát ra và chảy về phía Trái đất trong môi trường gió mặt trời gia tăng mạnh mẽ.

10 điểm thú vị về Mặt trời bạn có thể chưa biết

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm của Hệ mặt trời nó quyết định thời tiết, khí hậu trên trái đất. Dưới đây là những đặc điểm của Mặt trời bạn có thể chưa biết.

1. Mặt trời chiếm 99,86% khối lượng trong Hệ mặt trời. Khối lượng của Mặt trời lớn hơn so với Trái đất khoảng 330.000 lần. Hầu như ba phần tư là Hydrogen, còn lại là Helium. Các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt trời.