Thu phí đại lộ Thăng Long: Vô lý, thiếu thuyết phục

Những lý do mà thành phố Hà Nội đưa ra cho việc đề xuất thu phí trên đại lộ Thăng Long khá thiếu thuyết phục, nếu không nói là vô lý, phạm luật. 

TP Hà Nội vừa xin phép Thủ tướng được thu phí trên đại lộ Thăng Long. Như vậy, người dân có thể sẽ phải trả tiền nếu muốn tiếp tục sử dụng làn đường cao tốc của đại lộ dài và hiện đại nhất Việt Nam, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long này.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, nếu được Thủ tướng đồng ý, thành phố sẽ bỏ tiền ngân sách để xây dựng hệ thống thu phí nhằm tiến tới thu phí khép kín hoặc theo từng loại xe và quãng đường cụ thể đối với các phương tiện đi trên phần đường cao tốc của đại lộ Thăng Long. Phương tiện đi vào hệ thống đường gom không phải đóng phí.
Người dân có thể sẽ phải trả tiền nếu muốn tiếp tục sử dụng làn đường cao tốc của đại lộ Thăng Long.
 Người dân có thể sẽ phải trả tiền nếu muốn tiếp tục sử dụng làn đường cao tốc của đại lộ Thăng Long.
Theo lý giải của Hà Nội, việc thu phí nhằm vào những đối tượng tham gia giao thông muốn có dịch vụ chất lượng cao như tăng tốc độ chạy xe, được cung cấp các thông tin về tình trạng giao thông trên đường… Trường hợp người tham gia giao thông không muốn đóng phí thì có thể lựa chọn hệ thống đường gom hai bên.
Việc các phương tiện khi đi vào hệ thống đường gom không phải đóng phí gây lo ngại rằng hệ thống đường gom trên đại lộ Thăng Long sẽ rời vào cảnh ùn tắc, quá tải.
Đề án thu phí đại lộ này đã được thành phố Hà Nội xây dựng từ năm 2011, sau khi Chính phủ cho phép. Theo thành phố, trong phương án được duyệt trước khi đầu tư dự án cũng có nội dung cho thu phí để hoàn vốn bởi đây là tuyến đường được đầu tư (phần lớn) từ nguồn ngân sách thành phố, với số tiền lên đến gần 5.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vướng mắc ở chỗ thông tư 197/2012 về quản lý, sử dụng phí đường bộ của Bộ Tài chính lại có nội dung không cho phép thu phí (đường bộ) đối với các tuyến được đầu tư bằng tiền ngân sách.
Trong khi, Đại lộ Thăng Long được xây dựng với tổng mức đầu tư là 7.527 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn ngân sách Trung ương là 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của thành phố Hà Nội là 5.687 tỷ đồng.
Như vậy, Đại lộ Thăng Long không nằm trong danh mục “ngoại trừ” trong thông báo triển khai thực hiện thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện của Bộ GT-VT (có hiệu lực từ 1/1/2013).
Thế nhưng, Hà Nội vẫn kiến nghị Thủ tướng được thu bởi thành phố thiếu khoảng 5.000 tỷ đồng mỗi năm cho đầu tư hạ tầng cũng như khó khăn trong bố trí kinh phí duy tu, quản lý tuyến đường sau khi nhận bàn giao từ bộ Giao thông vận tải vào đầu năm 2013.
Trả lời câu hỏi nếu đề án thu phí trên tuyến Đại lộ Thăng Long được thông qua, liệu có vấp phải phản ứng của dư luận không khi mà người tham gia giao thông đang phải chịu một thực tế là “phí chồng lên phí”?, ông Trần Hữu Bảo cho biết trên tờ VOV: “Chủ tịch UBND TP đã yêu cầu phía Sở GT-VT nghiên cứu kỹ về đề án thu phí này. Để đảm bảo làm sao cho phù hợp mà không phí chồng phí, gây bức xúc cho nhân dân, việc xây dựng đề án này phải nghiên cứu sao cho phù hợp”.
TS Doãn Minh Tâm, chuyên gia cao cấp về giao thông đường bộ cho biết, hiện nay, Bộ GT-VT đang chỉ đạo một số các trạm thu phí kết thúc việc thu phí. Đây là việc làm đúng với chủ trương sau khi quỹ bảo trì đường bộ ra đời. Bên cạnh đó, trước đây, ngày 11/9/2009, Bộ GT-VT cũng đã từng có quyết định ngừng hoàn toàn việc thu phí trên Đại lộ Thăng Long. Vậy, xung quanh đề án thu phí trên Đại lộ Thăng Long, đơn vị lập dự án, và chủ đầu tư phải giải thích rõ cho nhân dân lý do thu.
Đồng quan điểm với TS Doãn Minh Tâm, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng lo ngại: Từ ngày 1/6, phí Quỹ bảo trì đường bộ bắt đầu có hiệu lực, chỉ tính riêng đối với ôtô, người sở hữu sẽ phải chịu tới 3 mức thuế cùng 7 loại phí. Việc thu phí trên Đại lộ Thăng Long cần phải được giải trình rõ xem có hợp lý hay không. Bản thân Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam không đồng tình với đề án này.
Đại lộ Thăng Long dài hơn 29km, có tổng mức đầu tư 7.527 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của thành phố Hà Nội là 5.687 tỷ đồng. Dự án đi vào khai thác từ tháng 10/2010.
Từ ngày đi vào sử dụng, đại lộ Thăng Long đã rất nhiều lần bị hư hỏng. Cụ thể, cuối tháng 11/2010, những khối bê tông đúc sẵn dày chừng 10 cm trên hành lang cầu Sông Tích thuộc đại lộ Thăng Long đã bị sụt lún, trơ ra phần bê tông dưới nền. Đoạn lan can gần đó cũng bị hư hỏng.
Sau nửa năm đưa vào sử dụng, khoảng đầu tháng 4/2011, trên bề mặt xuất hiện nhiều vết nứt sâu chạy cắt ngang phần đường dành cho xe ô tô cùng với đó là ổ gà, đặc biệt là nhiều điểm lún ngập nước khi mưa xuống.
Không chỉ đại lộ Thăng Long, các công trình giao thông trên địa bàn Hà Nội mặc dù số tiền đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ trên nhiều tuyến đường nhưng hầu hết đều xuất hiện tình trạng hư hỏng, sụt lún sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng và hiệu quả hoạt động cũng không được đánh giá cao.

Cái bang “tấn công” chợ Viềng Nam Định

(Kiến Thức) - Các lối vào chợ Viềng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định có khá nhiều ăn mày lê lết trên mặt đất xin tiền du khách, đặc biệt là ở cổng chùa.

Quanh khu vực chùa Tiên Hương và chợ Viềng, Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định...
Quanh khu vực chùa Tiên Hương và chợ Viềng, Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định...
... có khá nhiều cái bang đang xin tiền du khách.
... có khá nhiều cái bang đang xin tiền du khách.

Khai hội chùa Hương: thịt thú rừng nhan nhản, dịch vụ chặt chém

(Kiến Thức) - Trong ngày đầu khai hội chùa Hương, tình trạng chặt chém ở một số dịch vụ vẫn tái diễn, thịt thú rừng vẫn bày bán công khai và nhan nhản...

Đúng 8h ngày 5/2, tức mồng 6 tháng Giêng, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) chính thức khai hội. Ảnh: Hà Nội Mới.
Đúng 8h ngày 5/2, tức mồng 6 tháng Giêng, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) chính thức khai hội. Ảnh: Hà Nội Mới.


Màn múa rồng mở đầu cho mùa lễ hội kéo dài 3 tháng. Ảnh: Hà Nội Mới.
 Màn múa rồng mở đầu cho mùa lễ hội kéo dài 3 tháng. Ảnh: Hà Nội Mới.

Quang cảnh sân Thiên Trù trong lễ khai hội chùa Hương. Hôm nay thời tiết khô ráo, nắng nhẹ, thuận lợi cho người hành hương, vãn cảnh. Ảnh: Người Lao Động.
 Quang cảnh sân Thiên Trù trong lễ khai hội chùa Hương. Hôm nay thời tiết khô ráo, nắng nhẹ, thuận lợi cho người hành hương, vãn cảnh. Ảnh: Người Lao Động.

Thượng toạ Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương dẫn đầu các chư tăng và các đại biểu thắp hương tại Thiên Trù. Ảnh: Người Lao Động.
 Thượng toạ Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương dẫn đầu các chư tăng và các đại biểu thắp hương tại Thiên Trù. Ảnh: Người Lao Động.

Từ 2-3h sáng mùng 6 Tết (tức ngày 5/2), động Hương Tích đông nghịt người đến trẩy hội.
 Từ 2-3h sáng mùng 6 Tết (tức ngày 5/2), động Hương Tích đông nghịt người đến trẩy hội. 

Tới sáng sớm nay, du khách vẫn nườm nượp lên thuyền đi vào chùa Hương. Ảnh: VOV.
 Tới sáng sớm nay, du khách vẫn nườm nượp lên thuyền đi vào chùa Hương. Ảnh: VOV. 

Trên dòng suối Yến thơ mộng. Ảnh: Hà Nội Mới.
 Trên dòng suối Yến thơ mộng. Ảnh: Hà Nội Mới. 

Tuy ngày đầu khai hội năm nay không còn cảnh xô đẩy, cáp treo quá tải, đứt cáp như mọi năm, song tình trạng chặt chém ở một số dịch vụ vẫn tái diễn. Trong số, dịch vụ đổi tiền lẻ để cúng lễ có mức độ “chém” kinh khủng nhất. Ảnh: Người Lao Động.
 Tuy ngày đầu khai hội năm nay không còn cảnh xô đẩy, cáp treo quá tải, đứt cáp như mọi năm, song tình trạng chặt chém ở một số dịch vụ vẫn tái diễn. Trong số, dịch vụ đổi tiền lẻ để cúng lễ có mức độ “chém” kinh khủng nhất. Ảnh: Người Lao Động. 


Thịt thú rừng vẫn được bày bán công khai và nhan nhản. Ảnh: Người Lao Động.
 Thịt thú rừng vẫn được bày bán công khai và nhan nhản. Ảnh: Người Lao Động. 

Số đò đưa đón du khách trên suối Yến đã được tăng lên gần 5.000 đò trong năm nay. BTC lễ hội chùa Hương dự kiến đón khoảng 1,4 triệu lượt khách từ ngày khai hội đến khi kết thúc lễ hội vào cuối tháng 3 âm lịch này. Ảnh: Người Lao Động.
 Số đò đưa đón du khách trên suối Yến đã được tăng lên gần 5.000 đò trong năm nay. BTC lễ hội chùa Hương dự kiến đón khoảng 1,4 triệu lượt khách từ ngày khai hội đến khi kết thúc lễ hội vào cuối tháng 3 âm lịch này. Ảnh: Người Lao Động. 

Những “máy chém” tại lễ hội chùa Hương

Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ chịu cảnh chen chúc, xô đẩy đến nghẹt thở mà còn bị “cắt cổ” với những “máy chém” khi lên đò vào chùa và mua đồ ăn uống.

Ngày 5/2 (mùng 6 tháng giêng), “Nam thiên đệ nhất động” – chùa Hương chính thức mở cửa đón du khách. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người.
Ngày 5/2 (mùng 6 tháng giêng), “Nam thiên đệ nhất động” – chùa Hương chính thức mở cửa đón du khách. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người.   
Như mọi năm, tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg... Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”.
Như mọi năm, tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg... Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”.    
Những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường cũng được bán với giá 45.000 đồng/bát.
Những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường cũng được bán với giá 45.000 đồng/bát.  
“Máy chém trắng trợn” nhất trong ngày khai hội chùa Hương chính là điểm bán sim thẻ điện thoại. Mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…).
 “Máy chém trắng trợn” nhất trong ngày khai hội chùa Hương chính là điểm bán sim thẻ điện thoại. Mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…).   
Một lò bánh mỳ được dựng tạm để sản xuất trong mùa hội cũng “chém” với giá “cắt cổ”. Bánh mỳ thường có giá 10.000 đồng/chiếc. Nếu có kèm xúc xích thì giá vượt lên hẳn với 30.000 đồng/chiếc.
 Một lò bánh mỳ được dựng tạm để sản xuất trong mùa hội cũng “chém” với giá “cắt cổ”. Bánh mỳ thường có giá 10.000 đồng/chiếc. Nếu có kèm xúc xích thì giá vượt lên hẳn với 30.000 đồng/chiếc.
“Mua bán chợ nổi” được tái hiện tại suối Yến với giá bán hàng cao hơn khi bán ở trên bờ.
 “Mua bán chợ nổi” được tái hiện tại suối Yến với giá bán hàng cao hơn khi bán ở trên bờ. 
Dịch vụ đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai tại các cổng đền, chùa cho dù đã có lệnh cấm. Tỉ lệ đổi tiền chênh lệch khá lớn, “10 ăn 8” với tất cả các mệnh giá tiền.
 Dịch vụ đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai tại các cổng đền, chùa cho dù đã có lệnh cấm. Tỉ lệ đổi tiền chênh lệch khá lớn, “10 ăn 8” với tất cả các mệnh giá tiền. 
“Xổ số nhà nước” được rao bán tràn lan ở trạm cáp treo. “Chỉ cần cào lớp phủ và dò ngay tại chỗ, so với bảng số chị đang cầm, nếu có thì nhận thưởng luôn, giá chỉ 2.000 đồng thôi…” – một phụ nữ rao bán vé mời gọi.
 “Xổ số nhà nước” được rao bán tràn lan ở trạm cáp treo. “Chỉ cần cào lớp phủ và dò ngay tại chỗ, so với bảng số chị đang cầm, nếu có thì nhận thưởng luôn, giá chỉ 2.000 đồng thôi…” – một phụ nữ rao bán vé mời gọi. 
Nhiều du khách đã lựa chọn cách mang đồ theo để ăn uống tránh tình trạng bị “chặt chém”. Họ ăn uống ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ở ngay cổng đền...
 Nhiều du khách đã lựa chọn cách mang đồ theo để ăn uống tránh tình trạng bị “chặt chém”. Họ ăn uống ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ở ngay cổng đền...
.. và sẵn sàng ngủ nghỉ ở mọi nơi, khi giá cho thuê chỗ nằm tại chùa Hương là 30.000 đồng/giờ.
 .. và sẵn sàng ngủ nghỉ ở mọi nơi, khi giá cho thuê chỗ nằm tại chùa Hương là 30.000 đồng/giờ. 
Trước những tình trạng bất cập trên, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có thông báo nhắc nhở du khách và công khai số điện thoại người có trách nhiệm để giải quyết các vụ việc, thắc mắc của du khách.
 Trước những tình trạng bất cập trên, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có thông báo nhắc nhở du khách và công khai số điện thoại người có trách nhiệm để giải quyết các vụ việc, thắc mắc của du khách.