Thứ nhất ăn nhuận tràng, thứ nhì bổ gan, thứ ba bảo vệ mắt

Nhắc đến cải cúc, tôi tin rằng mọi người đều rất quen thuộc với nó! Rau cải cúc có vị ngọt, giòn và sảng khoái, mùi thơm dịu, rất giàu vitamin, carotene, chất xơ và các loại axit amin, được gọi là "món ăn hoàng đế".

Ăn cải cúc thường xuyên giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đạt mục đích nhuận trường. Hơn nữa, ăn cải cúc thường xuyên còn có tác dụng dưỡng tim, bổ phổi, giải uất, làm dịu thần kinh, hạ huyết áp! Vì vậy, cải cúc đặc biệt phù hợp với người trung niên và cao tuổi! Dưới đây mình xin chia sẻ với các bạn 2 cách chế biến cải cúc thơm ngon nhé!

Cải cúc xào

Chuẩn bị nguyên liệu: Cải cúc, thịt lợn, dầu ăn, tỏi, muối.

1. Cải cúc rửa sạch, để ráo nước, cắt làm hai phần, tách rời phần cuống và lá. Nếu cải cúc mua về hơi già, bạn có thể rút bớt gân, như vậy cải cúc có vị rất tươi và không bị mắc răng.

Thu nhat an nhuan trang, thu nhi bo gan, thu ba bao ve mat
Thu nhat an nhuan trang, thu nhi bo gan, thu ba bao ve mat-Hinh-2

2. Làm nóng chảo, cho một ít dầu ăn vào, cho vài miếng tóp mỡ vào, xào lửa vừa nhỏ, rồi vớt thịt ra. Rau củ xào mỡ heo ăn sẽ thơm hơn, sau đó cho tỏi băm vào xào thơm. Nếu bạn có mỡ lợn ở nhà, bạn có thể bỏ qua bước này và chỉ cần thêm mỡ lợn trực tiếp vào xào.

Thu nhat an nhuan trang, thu nhi bo gan, thu ba bao ve mat-Hinh-3

3. Cho cọng cải cúc vào trước, xào đều, sau đó cho lá vào, thêm muối, tiếp tục xào cho đến khi tất cả cọng cải cúc chuyển sang màu xanh ngọc bích thì tắt bếp, bắc nồi ra, ăn ngay.

Thu nhat an nhuan trang, thu nhi bo gan, thu ba bao ve mat-Hinh-4
Thu nhat an nhuan trang, thu nhi bo gan, thu ba bao ve mat-Hinh-5

Cải cúc hấp

Chuẩn bị nguyên liệu: Rau cải cúc, muối, bột mì, bột ngô.

1. Sau khi rửa sạch cải cúc, kiểm soát độ ẩm, cắt thành miếng dài, cho vào nồi, nhỏ hai giọt dầu ăn, khuấy đều, khóa ẩm trong cải cúc, rắc một lớp bột mì, trộn đều, sau đó rắc thêm một lớp bột ngô, đảo đều để hoa cúc được phủ một lớp bột mì.

2. Cho nước vào nồi đun sôi, cho cải cúc lên rổ, hấp 8 phút lửa lớn rồi tắt bếp vớt ra. Cải cúc hấp có thể ăn trực tiếp, thơm và ngon, cũng có thể giã nhuyễn một ít tỏi, thêm xì dầu nhạt và dầu mè, làm nước sốt.

Thu nhat an nhuan trang, thu nhi bo gan, thu ba bao ve mat-Hinh-6

Những chia sẻ của tôi có chạm đến vị giác của bạn không, có khiến bạn phải nấu ngay không?

Nếu bạn thích những món ăn mà đầu bếp chia sẻ, hãy chuyển những chia sẻ của đầu bếp đến nhiều người bạn yêu cuộc sống và những món ăn xung quanh bạn nhé! Sự ủng hộ của các bạn là động lực để tôi tiến về phía trước! Cảm ơn tất cả các bạn và hẹn gặp lại lần sau.

Vãn cảnh đền Mõ, chiêm ngưỡng cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cây gạo có tuổi đời hàng trăm năm tuổi vẫn xanh tốt, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam
Tọa lạc tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ công chúa Quỳnh Trân (con vua Trần Thánh Tông) người có công với quê hương đất nước và đã được các triều đại phong kiến trao 12 bản sắc phong. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-2
Tương truyền, do chán cảnh cung cấm, công chúa Quỳnh Trân thường cùng người hầu cải trang đến nhiều vùng, tìm thú vui nơi cuộc sống dân dã. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-3
Một hôm, khi qua làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) thấy mảnh đất sơn thủy hữu tình, hình con nhạn đang bay, có núi non, sông nước mênh mông, công chúa liền xin với vua cha cho lập am tu hành. Thương con chẳng nỡ xa, nhưng trước sự quyết tâm của công chúa, vua cha ngậm ngùi mà gật đầu đồng ý. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-4
Năm Quý Mùi (1283), công chúa Quỳnh Trân xuất gia qui y nơi cửa Phật. Cùng với việc lập am tu hành, công chúa còn cho lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-5
Để điều hành công việc hằng ngày, công chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn cơm, tiếng mõ ở quán thì có công việc... mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-6
Kể từ đó những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với tên trìu mến là “Bà chúa Mõ”. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-7
Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa Quỳnh Trân viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-8
Đền Mõ nằm trong khuôn viên có diện tích 12.724m2, bên cạnh đền là một chùa cổ, (gọi là chùa Mõ) tạo thành một quần thể thống nhất. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-9
 Kiến trúc của đền gồm 3 toà nhà, bố cục theo kiểu Tiền nhất hậu đinh, gồm 5 gian tiền đường (cung đệ tam), 5 gian đại bái (cung đệ nhị) và 2 gian hậu cung hình chuôi vồ. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-10
 Các toà nhà kề sát nhau tạo cho đền dáng vẻ thâm nghiêm. Toà tiền đường xây theo kiểu tường hồi bổ trụ giật tam cấp vững chắc. Ba gian trung tâm toà tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ lim kiểu cửa tùng cung khách chắc chắn và đẹp.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-11
 Tượng Quỳnh Trân công chúa được đặt trong khám ở gian hậu cung, nơi trang nghiêm của ngôi đền.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-12
 Theo bà Nguyễn Thị Tươi, thành viên ban khánh tiết đền Mõ, thời kì chiến tranh, đền Mõ là nơi che giấu, hoạt động của cán bộ cách mạng. Mặc dù quân địch đã nhiều lần rải bom xuống vùng này, nhiều nhà cửa bị phá hủy nhưng kì lạ thay đền Mõ không hề bị ảnh hưởng.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-13
Trước cửa đền Mõ có cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành (năm 1284). 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-14
 Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới mưa bom bão đạn, cây gạo đền Mõ vẫn xanh tốt bốn mùa. Cây gạo có chiều cao hơn 30m, đường kính gốc trên 2m. Đặc biệt, từ thân chính còn mọc thêm thân phụ bên cạnh. Mặc dù cây gạo cành lá xum xuê xanh tốt về các hướng nhưng đặc biệt không có một cành nào phát triển phạm vào mái đền
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-15
 Năm 1991 đền Mõ xã Ngũ Phúc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-16
 Năm 2011, cây gạo tại đền Mõ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh đây là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-17
 Hàng năm, lễ hội đền chùa Mõ được tổ chức vào mồng 6 tháng Giêng (lễ Kỳ Phúc) và thường được kéo dài ba ngày với nhiều hoạt động như: lễ rước Thành Hoàng làng, hội vật Cầu Đảo, các trò chơi đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…
 

>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1:

Giá rau xanh tăng gấp đôi, hải sản cao cấp giảm mạnh

Nhiều loại hải sản cao cấp như tôm hùm Alaska, cua hoàng đế, cá hồi Na Uy ... đại hạ giá gần 1 triệu đồng. Trong khi đó, giá rau xanh tại Hà Nội tăng gấp đôi.

Giá hải sản cao cấp giảm mạnh

Cuối năm, nhiều mặt hàng thực phẩm tăng giá bởi nhu cầu tăng. Nhưng nhiều mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu lại quay đầu giảm về mức khá thấp. Phần lớn mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu đều đang giảm giá từ 5-10%.

Đơn cử, cua hoàng đế trọng lượng từ 2-6kg có giá từ 1,3-1,5 triệu đồng/kg, chân cua hoàng đế có giá 1,2-1,4 triệu đồng/kg. Giá cua hoàng đế giảm gần 1 triệu đồng/kg so với mức đỉnh hồi tháng 8, chân cua hoàng đế cũng giảm khoảng 300.000 đồng/kg so với đầu năm. Giá tôm hùm Alaska trọng lượng 1-6kg/con giảm từ 1,3 triệu đồng/kg xuống còn 1 triệu đồng/kg, loại 0,5kg/kg giá 890.000 đồng/kg.

Tương tự, cá hồi Na Uy hiện giảm khoảng 70.000-350.000 đồng/kg. Hay bào ngư Hàn Quốc từ 1,25 triệu đồng/kg (loại 12-14 con/kg) giảm còn 990.000 đồng/kg.

Theo anh Lê Anh Tú - chủ một cửa hàng hải sản ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội), giá hải sản giảm do nguồn cung dồi dào và sức tiêu thụ yếu. Các cửa hàng phải giảm giá để kích cầu tiêu dùng.

Gia rau xanh tang gap doi, hai san cao cap giam manh

Nhiều mặt hàng hải sản nhập khẩu giá giảm mạnh nhưng sức tiêu thụ vẫn khá chậm (Ảnh: Anh Tú)

Hà Nội: Giá rau xanh tăng gấp đôi

Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, các loại rau củ giá đều tăng gấp 2-3 lần so với tháng 11. Chẳng hạn, rau muống có giá 15.000-20.000 đồng/mớ, cải cúc 10.000 đồng/mớ, su hào 10.000 đồng/củ; bí xanh giá từ 10.000-15.000 đồng/kg nay tăng lên 25.000-30.000 đồng/kg, bắp cải cũng tăng gấp đôi lên mức 20.000 đồng/kg, hành lá có giá 50.000 đồng/kg.

Trên “chợ mạng”, các loại rau quê có giá tương đối đắt đỏ. Ví như su hào giá 50.000 đồng/kg, cải cúc và cải chíp đồng giá 60.000 đồng/kg, ngọn đậu Hà Lan giá 150.000 đồng/kg,...

Nguyên nhân khiến giá rau tăng cao là do rét đậm khiến rau ăn lá, rau ăn củ chậm phát triển, hàng khan hiếm. Chưa kể, trước đó, giá rau quá rẻ, trong khi giá phân bón đắt đỏ, nông dân trồng rau chăm bón vất vả nhưng không có công khiến họ thu hẹp diện tích.

Giá chuối, sầu riêng tăng mạnh

Giá chuối tại các nhà vườn ở Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc hiện phổ biến ở mức 13.500-14.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với hai tháng trước. Giá sầu riêng ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng từ 80.000-85.000 đồng/kg, tăng 22% so với tháng 10.

Ngoài chuối, sầu riêng, giá một số loại trái cây khác cũng tăng. Chẳng hạn, thanh long đỏ hiện có giá 22.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá 16.000 đồng/kg. Xoài cát, chôm chôm nhãn cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá iPhone 14 giảm mạnh

Dù mới ra mắt nhưng một số phiên bản iPhone 14 có dung lượng bộ nhớ cao đã giảm mạnh để kích cầu mua sắm, đẩy hàng tồn kho. Có phiên bản giảm tới 8,5 triệu đồng so với giá niêm yết.

Doanh số của iPhone 14 và iPhone 14 Plus hiện tương đối khiêm tốn. Do đó, giá bán của iPhone 14 và iPhone 14 Plus liên tục được giảm mạnh để kích cầu và đẩy hàng tồn kho.

Công an tỉnh Quảng Ninh có thêm Phó Giám đốc

Trung tá Cù Quốc Thắng, Trưởng Công an thành phố Cẩm Phả được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.

Sáng ngày 2/3, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Cù Quốc Thắng, Trưởng Công an thành phố Cẩm Phả giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh kể từ ngày 1/3/2023.