Giá rau xanh tăng gấp đôi, hải sản cao cấp giảm mạnh

Nhiều loại hải sản cao cấp như tôm hùm Alaska, cua hoàng đế, cá hồi Na Uy ... đại hạ giá gần 1 triệu đồng. Trong khi đó, giá rau xanh tại Hà Nội tăng gấp đôi.

Giá hải sản cao cấp giảm mạnh

Cuối năm, nhiều mặt hàng thực phẩm tăng giá bởi nhu cầu tăng. Nhưng nhiều mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu lại quay đầu giảm về mức khá thấp. Phần lớn mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu đều đang giảm giá từ 5-10%.

Đơn cử, cua hoàng đế trọng lượng từ 2-6kg có giá từ 1,3-1,5 triệu đồng/kg, chân cua hoàng đế có giá 1,2-1,4 triệu đồng/kg. Giá cua hoàng đế giảm gần 1 triệu đồng/kg so với mức đỉnh hồi tháng 8, chân cua hoàng đế cũng giảm khoảng 300.000 đồng/kg so với đầu năm. Giá tôm hùm Alaska trọng lượng 1-6kg/con giảm từ 1,3 triệu đồng/kg xuống còn 1 triệu đồng/kg, loại 0,5kg/kg giá 890.000 đồng/kg.

Tương tự, cá hồi Na Uy hiện giảm khoảng 70.000-350.000 đồng/kg. Hay bào ngư Hàn Quốc từ 1,25 triệu đồng/kg (loại 12-14 con/kg) giảm còn 990.000 đồng/kg.

Theo anh Lê Anh Tú - chủ một cửa hàng hải sản ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội), giá hải sản giảm do nguồn cung dồi dào và sức tiêu thụ yếu. Các cửa hàng phải giảm giá để kích cầu tiêu dùng.

Gia rau xanh tang gap doi, hai san cao cap giam manh

Nhiều mặt hàng hải sản nhập khẩu giá giảm mạnh nhưng sức tiêu thụ vẫn khá chậm (Ảnh: Anh Tú)

Hà Nội: Giá rau xanh tăng gấp đôi

Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, các loại rau củ giá đều tăng gấp 2-3 lần so với tháng 11. Chẳng hạn, rau muống có giá 15.000-20.000 đồng/mớ, cải cúc 10.000 đồng/mớ, su hào 10.000 đồng/củ; bí xanh giá từ 10.000-15.000 đồng/kg nay tăng lên 25.000-30.000 đồng/kg, bắp cải cũng tăng gấp đôi lên mức 20.000 đồng/kg, hành lá có giá 50.000 đồng/kg.

Trên “chợ mạng”, các loại rau quê có giá tương đối đắt đỏ. Ví như su hào giá 50.000 đồng/kg, cải cúc và cải chíp đồng giá 60.000 đồng/kg, ngọn đậu Hà Lan giá 150.000 đồng/kg,...

Nguyên nhân khiến giá rau tăng cao là do rét đậm khiến rau ăn lá, rau ăn củ chậm phát triển, hàng khan hiếm. Chưa kể, trước đó, giá rau quá rẻ, trong khi giá phân bón đắt đỏ, nông dân trồng rau chăm bón vất vả nhưng không có công khiến họ thu hẹp diện tích.

Giá chuối, sầu riêng tăng mạnh

Giá chuối tại các nhà vườn ở Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc hiện phổ biến ở mức 13.500-14.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với hai tháng trước. Giá sầu riêng ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng từ 80.000-85.000 đồng/kg, tăng 22% so với tháng 10.

Ngoài chuối, sầu riêng, giá một số loại trái cây khác cũng tăng. Chẳng hạn, thanh long đỏ hiện có giá 22.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá 16.000 đồng/kg. Xoài cát, chôm chôm nhãn cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá iPhone 14 giảm mạnh

Dù mới ra mắt nhưng một số phiên bản iPhone 14 có dung lượng bộ nhớ cao đã giảm mạnh để kích cầu mua sắm, đẩy hàng tồn kho. Có phiên bản giảm tới 8,5 triệu đồng so với giá niêm yết.

Doanh số của iPhone 14 và iPhone 14 Plus hiện tương đối khiêm tốn. Do đó, giá bán của iPhone 14 và iPhone 14 Plus liên tục được giảm mạnh để kích cầu và đẩy hàng tồn kho.

Dòng họ nào có nhiều người làm hoàng đế nhất lịch sử Trung Quốc?

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, 24 triều đại với 494 hoàng đế đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu, dòng họ quyền lực có nhiều người làm vua nhất là họ Lưu với 66 hoàng đế.

Dong ho nao co nhieu nguoi lam hoang de nhat lich su Trung Quoc?
Lịch sử phong kiến kéo dài hàng ngàn năm gắn liền với sự hưng thinh, suy tàn của 24 triều đại. Theo thống kê, 494 hoàng đế thuộc 24 triều đại này đã lần lượt trị vì đất nước với thời gian tại vị khác nhau. 

Vì sao Đổng Trác phải thất kinh bỏ chạy khỏi mộ Hán Vũ Đế?

Dù sở hữu trong tay một binh đoàn trộm mộ khét tiếng bậc nhất thời bấy giờ, nhưng khi vừa nhìn thấy 1 chiếc khăn tay trong mộ Hán Vũ Đế, quyền thần khét tiếng không sợ trời không sợ đất như Đổng Trác cũng phải kinh hãi bỏ chạy.

Vi sao Dong Trac phai that kinh bo chay khoi mo Han Vu De?

Trộm mộ là hiện tượng xuất hiện gần như đồng thời với sự nảy sinh của văn hóa mộ táng tại Trung Quốc. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, trong nhân gian đã có chuyện trộm mộ, nhưng có ảnh hưởng sâu rộng nhất, phải tính đến vụ Ngũ Tử Tư đào mộ Sở Bình Vương, lấy roi quật xác rửa hận làm đầu. Ngũ Tử Tư đào mộ Sở Vương là để báo mối thù không đội trời chung, chứ không phải vì minh khí bồi táng trong lăng mộ. Hành động của ông ta rõ ràng là “có mục đích nhưng không vì tiền tài”, nên được Ban Sơn đạo nhân, với tôn chỉ “có sở cầu nhưng không cầu tài”, bái làm tổ sư gia.