Thời tiết ngày càng cực đoan chuyên gia Việt hiến kế gì?

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt với nắng nóng cực đoan, mưa lũ thất thường và bão mạnh hơn. Làm thế nào để thích nghi và giảm thiểu tác động.?

Khi cái nóng, cơn mưa không còn như xưa

Chắc hẳn nhiều người đã nhận ra rằng thời tiết những năm gần đây không còn như trước. Cái nóng oi ả đến sớm hơn, kéo dài hơn, có lúc lên tới hơn 40°C. Mưa thì không còn rả rích dịu dàng, mà đổ xuống ào ạt, chỉ trong vài chục phút đã khiến nhiều con phố ngập sâu.

Khi nắng nóng ngày càng gay gắt hơn. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ
Khi nắng nóng ngày càng gay gắt hơn. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ
Bà Hạnh, 68 tuổi ở Hà Nội, nhớ lại:
Ngày xưa mùa hè cũng nóng, nhưng không cháy da cháy thịt như bây giờ. Trước kia, chỉ cần một cái quạt nan là đủ, bây giờ không có điều hòa thì không chịu nổi.”
Anh Tuấn, một tài xế công nghệ ở TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ:
Trước kia mưa chỉ làm đường trơn trượt, bây giờ cứ mưa là ngập. Có hôm tôi vừa nhận cuốc xe, chạy được 15 phút thì nước dâng ngang bánh xe, đành phải quay về.
Những câu chuyện này không chỉ là cảm nhận cá nhân. Thực tế, theo các số liệu khí tượng:
• Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,7°C trong 50 năm qua, với nhiều đợt nóng kỷ lục xuất hiện ngày càng dày đặc.
• Mưa cực đoan xảy ra với tần suất cao hơn, khiến tình trạng ngập lụt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng.
• Hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi đặt ra: Nếu thời tiết đã thay đổi và ngày càng khắc nghiệt, chúng ta phải làm gì để thích nghi?

Không ai có thể “đứng ngoài” sự thay đổi của thời tiết

Với những người làm nông, thời tiết thay đổi không chỉ là chuyện nóng hay lạnh, mà là chuyện sống còn. Trước đây, người dân miền Tây chỉ cần nhìn con nước lớn, nước ròng là có thể đoán mùa vụ. Nhưng giờ đây, nước mặn xâm nhập sâu hơn, mưa thất thường khiến mùa màng bấp bênh.
Ông Ba Hậu, nông dân ở Bến Tre, than thở:
Hồi trước, cứ tháng 6 là trời đổ mưa, nước ngọt đầy kênh rạch, giờ thì đến tháng 8 vẫn khô rang. Mặn lấn vào, lúa chết, dừa cũng kém trái.”
Không chỉ ở nông thôn, người dân thành thị cũng đang khổ sở vì thời tiết. Cái nóng không chỉ làm người ta mệt mỏi mà còn đội cả hóa đơn tiền điện lên cao. Chị Hoa, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, than thở:
Những tháng múa hè nhà tôi tốn gần 2 triệu tiền điện vì điều hòa phải chạy cả ngày. Nhưng không bật thì nóng không ngủ nổi.”
Người dân thành phố đối mặt với cái nắng cháy da khi ra đường. Ảnh: Tạp chí Kinh tế môi trường.
Người dân thành phố đối mặt với cái nắng cháy da khi ra đường. Ảnh: Tạp chí Kinh tế môi trường.
Trong khi đó, ngập lụt cũng đã trở thành “chuyện thường ngày” ở TP. Hồ Chí Minh. Chị Minh, chủ một quán ăn nhỏ ở Quận 8, chia sẻ:
“Mưa một trận là nước tràn vào quán, tôi phải kê bàn ghế lên cao. Hôm nào mưa lớn thì coi như đóng cửa, mất khách, mất thu nhập.

"Chúng ta không thể chờ thời tiết quay lại như xưa"

Là người tiên phong nghiên cứu về khí hậu và biến đổi khí hậu ở Việt Nam, GS. Nguyễn Đức Ngữ từng cảnh báo:
Thời tiết ngày càng cực đoan là xu hướng không thể đảo ngược ngay lập tức. Chúng ta buộc phải thay đổi cách sống để thích nghi, nếu không, những tổn thất về kinh tế và sức khỏe sẽ còn nghiêm trọng hơn.”
Ông nhấn mạnh ba điều quan trọng: Chủ động nắm bắt thông tin thời tiết để phòng tránh rủi ro, thay đổi cách sống để thích nghi với khí hậu mới, xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai tốt hơn.
GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu ở Việt Nam
GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Mỗi người cần chủ động tìm hiểu về thời tiết, có biện pháp ứng phó phù hợp.
Các thành phố, địa phương cần đầu tư vào hạ tầng để giảm bớt tác động của thời tiết cực đoan. Người dân cần thay đổi thói quen tiêu dùng, hạn chế phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Thời tiết không quay lại như xưa, nhưng con người luôn có cách để thích nghi và tiếp tục phát triển.

Sự sống xuất hiện từ 13,7 tỉ năm trước, lịch sử phải viết lại

Một nghiên cứu mới trên Nature Astronomy cho thấy các điều kiện cho sự sống đã xuất hiện từ khi vũ trụ chỉ mới 100 - 200 triệu năm tuổi, tức hơn 13,6 - 13,7 tỉ năm trước.

Nhà thiên văn học Daniel Whalen (Đại học Portsmouth, Anh) và cộng sự phát hiện rằng nước – yếu tố thiết yếu cho sự sống – được hình thành từ cái chết của sao Quần Thể III, những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ.

Tuyên bố chấn động: "Tồn tại vũ trụ đối xứng, nơi thời gian trôi ngược"?

Mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về "phản vũ trụ" - một vũ trụ song song hoạt động giống vũ trụ mà con người chúng ta đang sống.

Tuyen bo chan dong:
 Đã từng có rất nhiều lý thuyết về sự sống bên ngoài Trái Đất, về những biến đổi của không gian, thời gian trong vũ trụ mênh mang. Và bây giờ, các nhà khoa học đã gợi ý rằng có thể có một “phản vũ trụ”, nơi thời gian trôi ngược.

Nhiều bệnh nhi nhập viện do mắc sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh, có khả năng gây dịch do vi rút sởi gây nên.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2025 đến ngày 27/3, thành phố ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định.

Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 64%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi (chiếm 83%).

Hiện tại, ngành Y tế Hà Nội tập trung tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND Thành phố từ ngày 17/2/2025. Tính đến 27/3, toàn thành phố đã tiêm được 22.604 trẻ trên tổng số 23.421 trẻ thuộc diện tiêm chủng (đạt tỷ lệ 97%).

Nhieu benh nhi nhap vien do mac soi
Ảnh minh hoạ/Internet 

Tính từ đầu đợt dịch đến nay, các bệnh viện của TP HCM đã tiếp nhận 8.087 ca bệnh sởi (4.781 ca nội trú, 3.306 ca ngoại trú). Trong đó, có 151 ca cần hỗ trợ hô hấp (chiếm tỷ lệ 1,6%); 7 ca tử vong. Thành phố cũng tiếp nhận 12.226 ca bệnh sởi từ các tỉnh khác (7.681 ca nội trú, 4.545 ca ngoại trú), chủ yếu là trẻ em có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý nền nặng và không được tiêm chủng trước đó.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cũng đã ghi nhận ca ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi trong năm 2025. Ca tử vong là bé gái N.T.B.T, 8 tháng tuổi, tạm trú ở thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, có tiền sử mắc hội chứng Prader Willi (rối loạn gen di truyền hiếm gặp), chưa tiêm vắc xin sởi.

Còn theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2025 đến nay, ngành y tế đã tiêm được hơn 50.000 liều vắc xin ngừa sởi - rubella cho trẻ trong độ tuổi. Hiện còn khoảng 1.000 liều vắc xin, ngành y tế tiếp tục tiêm vét đến hết tháng 3 năm 2025 thì kết thúc chiến dịch. Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có gần 3.000 ca mắc sởi.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ, bài bản.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Trưởng, Phó Trưởng Khoa, phụ trách khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, trong số những bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị nội trú, hầu hết có biến chứng viêm phổi, một số bệnh nhân viêm phổi biến chứng nặng, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy, thở máy xâm nhập và không xâm nhập.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm 2025 tới nay cũng ghi nhận hơn 2.700 ca mắc sởi. Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện khám, sàng lọc cho khoảng từ 70-90 ca, cao điểm có ngày hơn 100 ca. Trong số đó có 13 ca tử vong, song các ca tử vong này là bệnh nhân có những bệnh nền phức tạp như: viêm phổi, đẻ non, rối loạn chuyển hóa, teo đường mật, viêm màng não, teo đường mật.

Theo TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cùng với số trẻ mắc sởi tăng cao thì biểu hiện lâm sàng các ca bệnh sởi năm nay thường không điển hình, khó nhận định; có trường hợp trên lâm sàng chỉ ghi nhận trẻ sốt, hoặc có trẻ chỉ có biểu hiện tiêu chảy sau đó phát ban nên cha mẹ khó phát hiện sớm.

Làm rõ thêm về việc tiêm chủng vắc xin, TS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trong số bệnh nhân nhập viện khám và điều trị tại bệnh viện có gần 70% số trẻ trên 9 tháng tuổi bị mắc sởi. Với độ tuổi này lẽ ra trẻ đã phải được tiêm đủ vắc xin theo quy định nhưng có tới gần 60% trẻ không tiêm mũi vắc xin nào.

Đối với dịch sởi ở người lớn, từ cuối năm 2024 đến nay, Viện Y học nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đã khám, điều trị cho 104 bệnh nhân sởi, trong đó có nhiều ca diễn biến nặng phải thở máy xâm nhập và sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO).