Thiên thạch đầu tiên được đặt tên theo người Việt

Giới khoa học đã quyết định lấy tên cô đặt cho thiên thạch mà cô khám phá ra bên ngoài Thái Dương hệ của chúng ta. Đó là giáo sư Jane Lưu.

Nhẫn nại và đam mê trong 10 năm liên tiếp, một phần thưởng lớn đã đến với cô vào năm 1992, khi cô khám phá ra một thiên thạch đầy đá và băng đá quay xung quanh Mặt trời ở ngay bờ mép của Thái Dương hệ, nơi tiếp xúc giữa Thái Dương hệ của chúng ta và vũ trụ bên ngoài.
Mọi việc bắt đầu khi vào năm 1951, một nhà thiên văn người Mỹ gốc Hà Lan đã đưa ra giả thuyết rất quan trọng là có một dãy vật chất nằm bên ngoài hành tinh xa nhất trong Thái Dương hệ của chúng ta. Giả thuyết này được đặt theo tên ông Kuiper là dãy Kuiper (Kuiper Belt). Thế nhưng sau đó hầu như chẳng ai quan tâm đến giả thuyết này cho tới khi nó hấp dẫn một nhà thiên văn trẻ người Việt vào năm 1987.
 
Jane Lưu khi ấy đang là sinh viên năm thứ nhất cao học tại Viện đại học MIT (Massachusset), Jane Lưu nhớ lại: "Lúc ấy, mọi người nói với chúng tôi dãy Kuiper là một ý tưởng hoang đường, và chính vì thế, chúng tôi không được hỗ trợ, giúp đỡ cho việc tìm kiếm dãy Kuiper". Jane Lưu và người hướng dẫn của cô David Jewitt quyết định tự bỏ tiền túi ra để trang trải cho công việc nghiên cứu này trong thời kỳ khởi đầu. Jane Lưu và David Jewitt đã chứng minh cho những người hoài nghi về giả thuyết Kuiper Belt là họ đã sai lầm.
Trong vòng 10 năm liền, cứ vào mỗi mùa hè giáo sư thiên văn học trẻ Jane Lưu bay đến Hawaii ba tuần lễ. Mỗi đêm, cô leo lên đỉnh núi lửa đã tắt, ở độ cao 4.000m trên mực nước biển, để quan sát các vì sao qua kính thiên văn cực mạnh trên đỉnh ngọn núi lửa đã tắt. Và khi Mặt trời lên ở phía đông thì cô xuống núi và trở về trại. Tại đó, cô phân tích các dữ kiện được khám phá trong đêm qua rồi sau đó mới đi ngủ, để khi Mặt trời lặn lại tiếp tục leo lên núi.
Nếu bạn thích cái gì, bạn sẽ nghĩ ngợi thường xuyên tới nó, theo dõi sát sao nó, rồi một ngày ý nghĩ thiên tài sẽ bật ra trong đầu bạn. Nếu bạn kiên trì với công trình của mình, bạn sẽ sáng tạo ra cái gì đó. Và nhờ kiên trì cô đã khám phá ra một thiên thạch mà sau này được đặt tên theo tên của cô. Khám phá này rất quan trọng vì nó không chỉ là kết thúc câu chuyện huyền thoại về dãy Kuiper mà còn tạo ra một hướng mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái Dương hệ của chúng ta.

Ngỡ ngàng loài hoa có vẻ đẹp hoàn hảo không tỳ vết

(Kiến Thức) - Có cái tên rất kêu là hoa thiếu nữ, loài hoa trà khiến nhiều người trầm trồ vì vẻ đẹp khó cưỡng như thiếu nữ đang thời xuân sắc của mình. Những bông hoa sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo không tỳ vết khiến ai cũng mê mẩn.

Ngo ngang loai hoa co ve dep hoan hao khong ty vet
 Mới đây, một cư dân mạng ở Nhật Bản đăng tải những hình ảnh đẹp tuyệt mỹ của một loài hoa có cái tên rất kêu. Theo thông tin đăng tải, ở Nhật, loài hoa này được gọi là "maiden", theo tiếng Nhật, đó là loài hoa thiếu nữ

Hãi hùng sức hủy diệt "khủng" khi thiên thạch va vào Trái đất

(Kiến Thức) - Liệu hành tinh của chúng ta sẽ thế nào khi những thiên thạch va vào Trái đất mang theo sức mạnh hủy diệt khủng khiếp.

Hai hung suc huy diet "khung" khi thien thach va vao Trai dat
 Theo các chuyên gia, hầu hết các thiên thạch có kích cỡ nhỏ hơn một chiếc xe hơi sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái đất. Một số thiên thạch có thể tạo ra vụ nổ trong không khí, hình thành một sóng sốc có thể làm vỡ các cửa kính và một đợt ánh sáng chớp lóe đủ để gây cháy nắng da người. Nguồn ảnh: Google.

Thiên thạch ALH84001 và sự sống từ sao Hỏa?

Bạn đã từng nghe nói đến thiên thạch có tên ALH84001, hay từng nghe giả thiết sao Hỏa từng có sự sống? Bài viết này sẽ nói chi tiết hơn những thông tin này.

Lần gần đây nhất khi đề cập đến sao Hỏa có thể bạn từng nghe nói tới xe tự hành Curiosity của NASA tiếp đất và bắt đầu thám hiểm trên sao Hỏa. Mục tiêu của Curiosity là tìm kiếm môi trường thích hợp cho sự sống trên hành tinh này. Gần đây, nhà vật lý lí thuyết danh tiếng Lawrence Krauss phát biểu rằng ông sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu chúng ta thật sự tìm thấy bằng chứng của sự sống trên sao Hỏa. Krauss nói có khả năng sự sống trên sao Hỏa đã "lây nhiễm" sang Trái đất thời sơ khai trong lịch sử của hành tinh chúng ta, gây ra sự sống mà chúng ta biết ngày nay.