Thích thú cảnh trái tim xuất hiện trên bề mặt Mặt Trời

(Kiến Thức) - Hình ảnh trái tim màu đen bất ngờ xuất hiện trên bề mặt Mặt trời khiến nhiều người thích thú.

Trái tim có màu đen này có tên là AR2529, vô tình được nhiếp ảnh gia John Chumack phát hiện xuất hiện trên bề mặt Mặt trời vào ngày 12/4/2016.
Trái tim màu đen trên Mặt trời được quan sát tại Đài Quan sát Thiên văn sân sau tại Dayton, bang Ohio.
Thich thu canh trai tim xuat hien tren be mat Mat Troi
Nguồn ảnh: John Chumack.
“Tôi bắt gặp nó trên máy ảnh Đài Quan sát vào lúc trưa, đó là một hình trái tim màu đen, cũng trông giống như một đầu con chó có hai chiếc tai vểnh lên, quả thật đây là một hiện tượng thiên văn kỳ lạ. - Nhiếp ảnh gia John Chumack nói với trang Space.com.
Theo các chuyên gia nhận định, nguồn gốc xuất hiện trái tim màu đen là do khu vực có nhiệt độ thấp hơn một chút so với khu vực xung quanh, đây cũng là nơi thường xuyên xảy ra các hiện tượng phun trào nhật hoa mọi cấp độ khiến gió Mặt trời giật lên tới hàng triệu dặm / giờ.
Xem thêm video: Những hình ảnh siêu nét về Mặt trời từng được NASA ghi lại. (nguồn video: ANTV - Truyền hình Công an Nhân dân).
Theo Space

Tận mục khoảnh khắc hiếm Mặt trời chuyển màu xanh tại Scotland

Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã bất ngờ chụp được hình ảnh tia sáng xanh khiến Mặt trời chuyển sang màu xanh. 

Một khoảnh khắc ngắn ngủi đến nỗi mà mắt người hiếm khi nhìn thấy được chứ chưa nói gì đến máy ảnh. Vậy nhưng, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã thành công trong việc ghi lại được hình ảnh tia sáng xanh của Mặt Trời, hiện tượng quang học khiến Mặt trời chuyển màu xanh khi xuất hiện trên đường chân trời, theo tin tức về hiện tượng lạ trên Mirror.

Nhiếp ảnh gia may mắn này chính là Derek Ryan, 50 tuổi. Ông phát hiện thấy hình ảnh bất thường khi đang đi dạo buổi sáng trên bãi biển tại Tarves, Aberdeenshire, Scotland trước khi làm việc.

Tan muc khoanh khac hiem Mat troi chuyen mau xanh tai Scotland
 Hiện tượng lạ Mặt trời chuyển màu xanh tại Aberdeenshire, Scotland.

Tia sáng xanh là hiện tượng phát khi Mặt trời thay đổi màu sắc nhanh chóng mà chỉ có thể bắt gặp một cách ngẫu nhiên. Theo NASA, cảnh tượng huyền thoại này được tạo ra khi không khí bị bẻ cong và ánh sáng Mặt trời bị khuếch tán.

Bầu khí quyển của Trái đất hoạt động giống như lăng kính, nó phân tách tia sáng trắng của Mặt trời thành các màu riêng biệt, tạo thành màu đỏ khi bị bẻ cong nhẹ và tạo thành màu xanh lá và xanh dương ở góc độ lớn hơn. Hiện tượng này thường chỉ kéo dài 1 đến 2 giây khi bình minh hoặc hoàng hôn. Đó là lý do tại sao nó được gọi là tia sáng.

Trong điều kiện thời tiết quang đãng, khi các tia Mặt trời chiếu đến người quan sát mà không bị khuếch tán thì tia sáng xanh có nhiều khả năng nhìn thấy hơn. Ông Ryan cho biết: "Đây là một hiện tượng mà mọi người có thể quan sát bất cứ khi nào. Tại nơi Mặt trời mọc hiện tượng này xảy ra khá phổ biến. Tôi đã dùng máy ảnh để chụp cảnh Mặt trời mọc nhưng bất ngờ đã ghi lại được cảnh tượng tuyệt vời. Đây là lần đầu tiên tôi chụp được tấm hình về hiện tượng này".

Ứng phó ra sao khi có bão Mặt trời?

(Kiến Thức) - Tôi nghe nói khi bão Mặt trời (bão từ) xuất hiện sẽ gây tác động xấu tới hệ thống truyền tải điện, có đúng không?

Hỏi: Tôi nghe nói khi bão Mặt Trời (bão từ) xuất hiện sẽ gây tác động xấu tới hệ thống truyền tải điện. Vậy hệ thống truyền tải điện phải làm khi có bão Mặt Trời? - Nguyễn Ngọc Lâm (Hà Nội).
Ung pho ra sao khi co bao Mat troi?
 

Cận cảnh sự biến đổi của Mặt trời từ 2011 đến 2015

(Kiến Thức) - Đoạn video 4K quay lại hình ảnh cận cảnh độc đáo của Mặt trời từ năm 2011 đến năm 2015.

Mời quý độc giả xem video: