Thế giới tuổi thơ kỳ diệu trong “Emily ở trang trại Trăng Non”

“Emily ở trang trại Trăng Non” là một tác phẩm kinh điển trong dòng văn học thiếu nhi của nữ nhà văn nổi tiếng Canada, Lucy Maud Montgomery mang đến cho tuổi thơ một thế giới kỳ diệu và những bài học sâu sắc.

Được xuất bản lần đầu vào năm 1923, “Emily ở trang trại Trăng Non” của nữ nhà văn Lucy Maud Montgomery nhanh chóng chiếm được tình cảm của độc giả, đặc biệt là những ai yêu thích dòng văn học dành cho thiếu nhi với nội dung giàu cảm xúc và sâu sắc. Giống như bộ truyện nổi tiếng khác của Montgomery là Anne tóc đỏ dưới Chái nhà xanh, Emily ở trang trại Trăng Non cũng đưa người đọc vào thế giới của một cô bé có tâm hồn nhạy cảm và tràn đầy mơ mộng, với những hành trình khám phá cuộc sống và tìm kiếm bản thân.
The gioi tuoi tho ky dieu trong “Emily o trang trai Trang Non”
 Bìa truyện “Emily ở trang trại Trăng Non” 
Câu chuyện bắt đầu với việc Emily, cô bé mồ côi mẹ từ nhỏ và sống cùng cha là Douglas Starr. Tuy nhiên, không may cha cô qua đời khi Emily còn rất nhỏ, để lại cô bé cô độc trên thế giới. Sau cái chết của cha, Emily được gửi đến sống với ở trang trại Trăng Non thuộc quyền sở hữu của gia đình Murray, gia đình của mẹ Emily với những người dì.
Emily nhanh chóng nhận ra rằng cuộc sống ở đây không hề dễ dàng, đặc biệt là khi cô phải đối mặt với sự khắt khe của dì Elizabeth – một người phụ nữ truyền thống và luôn tuân thủ nguyên tắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Emily cũng tìm thấy niềm an ủi từ những người thân khác như dì Laura – dịu dàng và yêu thương cô bé, cùng người bạn họ Jimmy - một người đàn ông tốt bụng nhưng có phần ngây ngô.
Cuộc sống của "Emily tại trang trại Trăng Non" là chuỗi ngày khám phá những niềm vui và nỗi buồn, khi cô phải vượt qua sự nghiêm khắc của gia đình và khát khao được tự do theo đuổi đam mê viết văn của mình. Với tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú, Emily luôn mơ ước trở thành một nhà văn. Những lá thư và những trang nhật ký cô viết là cách để cô thể hiện cảm xúc và ghi lại những sự kiện trong cuộc đời mình, từ những niềm vui nhỏ nhặt đến những thử thách lớn lao mà cô phải đối mặt.
Giống như “Anne tóc đỏ dưới Chái nhà xanh”, “Emily ở trang trại Trăng Non” nổi bật với bút pháp miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tinh tế và lối dẫn truyện nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. L. M. Montgomery không chỉ thành công trong việc xây dựng một thế giới tràn đầy màu sắc mà còn khéo léo lồng ghép vào đó những triết lý sâu sắc về cuộc sống, tình yêu và khát vọng cá nhân.
Emily là một nhân vật đáng nhớ, không chỉ bởi tính cách mạnh mẽ và khát khao theo đuổi ước mơ mà còn bởi cô bé đại diện cho những trẻ em phải đối diện với nỗi cô đơn và sự mất mát trong cuộc sống. Cái chết của cha mẹ đã để lại trong Emily một khoảng trống lớn, nhưng thay vì gục ngã, cô bé đã học cách vượt qua nỗi đau và tìm thấy niềm vui trong việc viết lách. Đây là thông điệp quan trọng mà Montgomery muốn truyền tải: rằng ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn có thể tìm thấy hy vọng và sự sáng tạo từ những gì giản dị nhất trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, tình yêu thiên nhiên và mối quan hệ giữa con người với cảnh vật xung quanh cũng được thể hiện rất rõ trong “Emily ở trang trại Trăng Non”. Những cảnh sắc ở trang trại Trăng Non – từ khu vườn hoa, những cánh đồng xanh bát ngát đến ngôi nhà cổ kính – đều được miêu tả chi tiết, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động và gần gũi. Điều này giúp độc giả cảm nhận được sự hòa hợp giữa Emily và thế giới tự nhiên, nơi cô bé tìm thấy niềm vui và sự thanh thản.
“Emily ở trang trại Trăng Non” là một tác phẩm kinh điển trong dòng văn học thiếu nhi, mang lại cho độc giả những bài học sâu sắc về tình yêu gia đình, khát vọng tự do và sức mạnh của niềm tin. Với bút pháp tinh tế và nội dung giàu cảm xúc, tác phẩm này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả trên khắp thế giới.
Bộ tiểu thuyết dành cho mọi lứa tuổi này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều đạo diễn, được Salter Street Films và CBC Television chuyển thể thành phim truyền hình năm 1998. Mười năm sau lần ra mắt, bộ phim vẫn được chiếu lại tại nhiều quốc gia. Năm 2007, loạt truyện được NHK và Tokyo Movie Shinsha chuyển thể thành bộ phim hoạt hình dài 26 tập. Đây cũng chính là bộ phim thân thuộc với tuổi thơ của nhiều khán giả truyền hình Việt Nam.

TS Vũ Thị Bích Hậu: Mong cơ chế tạo 'hứng khởi' cho nhà KH

TS Vũ Thị Bích Hậu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Đà Nẵng mong rằng, những cơ chế, chính sách mới sẽ tạo niềm hứng khởi để các nhà khoa học cống hiến, trong đó có nhà khoa học nữ.

Phụ nữ làm khoa học có nhiều thử thách
Ngày 28/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ Tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2024.

Bí kíp kinh doanh trong 'Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái'

“Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” của Yaniv Zaid đem đến cho những người đang quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh và bán hàng những bài học bổ ích, quý báu.

Làm thế nào mà Israel là một đất nước nhỏ bé nhưng lại có thể trở thành “Quốc gia khởi nghiệp” và là nơi xuất khẩu các công ty khởi nghiệp lớn nhất thế giới? Vì sao người Do Thái cũng trở thành số ít những người khôn khéo trong kinh doanh và thành công nhất ở mọi quốc gia? Họ đã bán được sản phẩm và dịch vụ của họ với giá cao hơn, ngay cả trong một thị trường “bão hòa”, đầy cạnh tranh với khả năng tư duy sáng tạo?
Bi kip kinh doanh trong 'Nghe thuat ban hang cua nguoi Do Thai'
 “Nghệ thuật bán hàng của người Do Thái” gồm 8 chương, mỗi chương sẽ mang đến cho chúng ta một bài học hữu ích về tư duy kinh doanh.

Lưu giữ tư liệu quý giá về Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Việc thu thập tư liệu, hiện vật có liên quan tới Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ tôn vinh đóng góp to lớn của Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, mà còn bảo tồn các giá trị lịch sử”.

Đây là chia sẻ của TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Luu giu tu lieu quy gia ve Co Tong Bi thu Nguyen Phu Trong
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức. Nguồn: Báo Đồng Khởi.
TSKH Phan Xuân Dũng cho biết, thực hiện Văn bản số 3294-CV/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc khẩn trương bàn giao các tài liệu, tư liệu, hiện vật có liên quan quá trình công tác và hoạt động của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.