Thay mới các vật dụng thờ cúng

Trước khi thay mới các vật dụng thờ cúng, bạn cần đến trước bàn thờ, đốt một nén hương, chắp tay xá lạy Phật và tổ tiên, thầm khấn. 

HỎI:
Gia đình tôi có lập bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Nay gần cuối năm, tôi muốn thay mới các vật dụng thờ cúng như bát hương, bình hoa, đĩa đựng trái cây v.v… đã quá cũ trên các bàn thờ thì nên làm thế nào, cách xử lý các vật dụng ấy ra sao cho đúng pháp?
(THU THỦY, thuyeximbank1965@gmail.com)
Thay moi cac vat dung tho cung
 Ảnh minh họa. 
ĐÁP:
Bạn Thu Thủy thân mến!
Các vật dụng thờ cúng nếu đã cũ hoặc sứt mẻ thì cần thay mới để cho bàn thờ được đẹp đẽ và sự thờ cúng được trang nghiêm. Trước khi thay mới, bạn cần đến trước bàn thờ, đốt một nén hương, chắp tay xá lạy Phật và tổ tiên, thầm khấn nguyện xin phép các ngài cho phép con thay mới các vật dụng thờ cúng lâu nay, để phụng thờ các ngài thành kính hơn. Thay các vật dụng thờ cúng xong, bạn cũng cần đốt hương và chắp tay xá lạy tạ ơn.
Còn các vật dụng thờ cúng đã cũ khi thay ra (trừ đồ cổ, vật quý, thì trong dân gian hiếm khi chúng được dùng lại làm vật dụng thờ cúng cho gia đình khác) nên bạn có thể gói chúng vào bao, và xử lý theo cách thông thường như các đồ vật khác mà gia đình bạn không dùng.
Chúc các bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Đẹp vô ngần bạch quả ngàn năm tuổi trút lá nơi cửa Phật

Hàng ngàn lượt người đã kéo tới để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thoát tục của cây bạch quả 1.400 tuổi.

Dep vo ngan bach qua ngan nam tuoi trut la noi cua Phat
 Mới đây, một cây bạch quả 1.400 năm tuổi mọc cạnh ngôi chùa Gu Guanyin nằm trên núi Zhongnan, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của người dân khắp nước. Kể từ giữa tháng 11, lá vàng của cây bắt đầu rụng kín sân, biến mặt đất trở thành một đại dương vàng. Khách du lịch kéo tới đây rất đông, lên tới hàng nghìn người với mong muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thảm lá vàng thanh tịnh nơi cửa Phật.

Tuổi thọ của chúng sinh kéo dài bao lâu?

Đức Phật nhìn các đệ tử bằng ánh mắt trong suốt, trầm tĩnh hỏi: “Vậy các đệ tử hãy cho ta biết, sinh mệnh của nhục thể thọ được bao lâu?”.

Ngày nọ, khi các đệ tử khất thực trở về, đức Phật có hỏi các đệ tử: “Này các đệ tử! Các người hàng ngày vất vả mang bát khất thực là vì điều gì?”.
Chúng đệ tử nghe xong liền chắp hai tay, cung kính: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng con là vì bồi bổ sức khoẻ, nuôi dưỡng sắc thân để mong cầu được sự giải thoát thanh tịnh cho sinh mệnh chúng con”.

Thờ cúng cha mẹ, ông bà quá vãng nhiều nơi có nên?

Kính bạch thầy, những người thân như cha mẹ, ông bà đã qua đời, mình có thể thờ cúng nhiều nơi được không?

Chẳng hạn trong gia đình có nhiều con cái anh em đều muốn thờ, như vậy có trái phép tắc luật nghi hay không?
Việc thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, theo phong tục xưa, thì người ta chỉ thờ phụng một nơi. Nơi đó gọi là Từ đường. Nghĩa là ngôi nhà thờ chung. Ðến ngày kỵ giỗ, thì tất cả con cháu và những thân quyến trong đại gia đình, đều tập trung về nơi trú xứ đó mà thiết lễ cúng giỗ. Theo lệ cúng giỗ ngày xưa cũng rất là rườm rà phức tạp. Tuy nhiên, chỉ có những gia đình nào khá giả giàu có, thì người ta mới làm đủ lễ. Còn những gia đình nghèo khó không đủ khả năng, thì người ta cũng chỉ thiết cúng đơn sơ mà thôi.