Thấy con có 1 trong 5 dấu hiệu này cần đi khám ngay

Kẽm là một trong những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu kẽm, trẻ sẽ còi cọc và chậm phát triển.

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe của trẻ

Kẽm là một trong những nguyên tố quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn, hỗ trợ chức năng vị giác, khứu giác và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

Một số nghiên cứu cho thấy, hấp thụ đủ lượng kẽm cần thiết sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm mạo thông thường, cải thiện chức năng tuyến giáp, giảm nguy cơ mắc bệnh đông máu và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, kẽm còn có vai trò điều chỉnh nhịp tim, do đó kẽm được xem là nhân tố tiềm ẩn trong cuộc chiến chống lại bệnh suy tim.

Đối với trẻ nhỏ, thiếu kẽm còn làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.

Thay con co 1 trong 5 dau hieu nay can di kham ngay
Ảnh minh họa

5 dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu kẽm

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn của người Việt đang thiếu những loại thực phẩm giàu kẽm, bên cạnh đó chất lượng mỗi bữa ăn khá thấp, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật còn thiếu khá nhiều.

Nếu trẻ xuất hiện 1 trong 5 biểu hiện dưới đây, mẹ nên cho con đi khám ngay:

- Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng nhẹ, chậm tăng chiều cao.

- Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa do sức đề kháng của bé kém tức là bé hay ốm.

- Trẻ biếng ăn, biếng bú, tiêu hóa kém.

- Trẻ hay trằn trọc, ngủ không sâu giấc, đặc biệt là vào ban đêm, trẻ có dấu hiệu mơ màng, kém tập trung.

- Trẻ tóc yếu, tóc dựng ngược, vàng hoe, móng tay, móng chân dễ xước, dễ gãy.

Làm gì để phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ nhỏ?

Để phòng ngừa trẻ thiếu kẽm, bạn nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, lựa chọn những thực phẩm giàu kẽm và thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm. Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng tuổi.

- Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm.

- Bổ sung các thức phẩm có chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ kẽm như rau xanh, hoa quả, chế biến như nảy mầm giá đỗ…

- Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như cua biển, thịt bò, tôm, thịt, cá...

- Bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.

- Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Người bị bệnh viêm phổi nên ăn thế nào?

Người bị bệnh viêm phổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không gây hại cho sức khoẻ.

Nhiễm trùng gây viêm túi khí trong phổi, thường gọi là phế nang. Chất dịch hoặc mủ trong phế nang có thể gây khó thở cũng như sốt, ho và ớn lạnh, theo The Health Site.

Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet

Viêm phổi xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và người già trên 65 tuổi vì có hệ miễn dịch yếu.

Đây là căn bệnh đe dọa tính mạng và do đó cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng viêm phổi gồm đau ngực, khó thở, ho, mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, buồn nôn và nôn.

Hãy nhớ rằng không có biện pháp khắc phục tại nhà hay loại thực phẩm nào có thể chữa viêm phổi. Mà cần phải điều trị ở bệnh viện bằng thuốc thích hợp.

Việc đưa vào khẩu phần ăn những thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp tăng tốc độ phục hồi sau giai đoạn quan trọng ban đầu, theo The Health Site.

Thêm các thực phẩm bổ dưỡng sau vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm phổi.

Nhưng cần lưu ý, bản thân các loại thực phẩm này không thể chữa lành bệnh viêm phổi, mà chỉ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chữa khỏi bệnh, nên phải ăn kèm với uống thuốc theo toa bác sĩ.

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì?

Thực phẩm giàu protein

Protein (hay còn gọi là chất đạm) là thành phần thiết yếu giúp hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể. Nếu thiếu protein dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, hay mắc bệnh do sức đề kháng giảm.

Protein có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mô các tế bào bị tổn thương và sản sinh ra các mô tế bào mới. Đối với người bệnh viêm phổi, việc tăng cường cung cấp protein sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.

Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... Chọn những thực phẩm ít chất béo như thịt gia cầm không da, thịt trắng, các loại đậu. Hạn chế ăn thịt đỏ vì có thể làm tăng tình trạng viêm.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng để tăng sức đề kháng cho cơ thể và chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, trong đó có viêm phổi. Vitamin A cũng giúp bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như: các loại rau màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống, rau xà lách, rau diếp); các loại củ quả có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ). Khi chế biến thức ăn cần cho thêm dầu, mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin A.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Rau củ quả là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh viêm phổi.

Nên chọn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…

Nếu người bệnh mệt mỏi, khó ăn, có thể uống các loại nước ép trái cây và rau quả tươi cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm phổi.

Ăn lỏng, uống nhiều nước

Bệnh nhân viêm phổi cần được nghỉ ngơi, ăn lỏng và uống nhiều nước. Thức ăn nên chế biến dưới dạng cháo, súp giúp bệnh nhân dễ ăn và dễ tiêu.

Cung cấp đủ nước có tác dụng làm loãng đờm, dịu họng, giúp người bệnh dễ dàng khạc đờm ra. Nhu cầu nước hằng ngày của cơ thể là 2 lít/ngày (bao gồm nước lọc, nước canh, nước trái cây, sữa...). Nếu người bệnh sốt cao cần uống oresol để bù nước và điện giải.  

Những cặp thực phẩm cực kỵ nhau

Dù không cố ý kết hợp, nhưng nếu bạn vô tình ăn phải những thực phẩm kỵ nhau thì sẽ dễ gặp hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Đậu nành và hành lá

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như canxi hoặc protein. Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi bạn kết hợp hai món này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi chứa trong đậu nành. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.

Gan lợn và giá đỗ

Gan lợn có chứa đồng, khi bạn xào chung với giá đỗ dễ gây mất chất dinh dưỡng của giá. Vì lượng vitamin C trong giá đỗ có thể oxy hóa chất đồng - vốn có trong gan lợn.

Sữa chua và thịt giăm bông

Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông. Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm. Tuy nhiên, nitrat còn giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu phân hủy nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.

Sữa đậu nành và trứng gà

Sữa đậu nành chứa men protidaza gây ức chế sự hoạt động của protein vốn có trong trứng gà, dẫn đến việc cản trở quá trình tiêu hóa cũng như gây chứng đầy bụng khó tiêu sau khi ăn.

Dưa hấu và thịt

Thịt thường được xếp vào danh sách những thực phẩm “nóng” đối với cơ thể bạn và ngược lại, dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm “mát”. Chính vì sự trái ngược này mà khi được kết hợp với nhau, mức độ hiệu quả về mặt dinh dưỡng của thịt sẽ bị giảm xuống trầm trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng bệnh suy nhược lá lách và gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn.

Thịt bò và hạt dẻ

Bên trong hạt dẻ chứa một lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, lượng vitamin C này lại có thể phản ứng với các vi sinh vật có thể tìm thấy ở thịt bò, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Hơn nữa, thịt bò và hạt dẻ còn được xem là những thực phẩm kỵ nhau gây tác hại đến cho hệ tiêu hóa của bạn.

Thịt dê và nước chè

Sau khi dùng thịt dê, thịt chó thì bạn không nên uống nước chè (trà) vì dễ tạo thành chất tannalbin gây se niêm mạc ruột, dẫn đến việc táo bón, thậm chí làm tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cua và quả hồng

Với hàm lượng axit tanic trong quả hồng có thể sẽ khiến cho dạ dày của bạn cảm thấy chứng khó tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng khi dùng kèm với thịt cua hoặc tráng miệng sau khi dùng các món ăn làm từ thịt cua.

Tôm và vitamin C

Trong tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide (As205). Chính vì thế, nếu bạn kết hợp tôm với các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C thì sẽ dẫn đến việc tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày của bạn hình thành nên arsenic trioxide. Đây là những thực phẩm kỵ nhau có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Hồng và khoai tây

Trong khoai tây có rất nhiều axit vô cơ. Việc kết hợp khoai và hồng có thể khiến cho cơ thể, cụ thể là dạ dày bạn chứa đầy cặn và xác của trái hồng. Những loại cặn này hầu như không thể hòa tan hoặc pha loãng, chính vì vậy chúng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình tiêu hóa của cơ thể bạn.

Trái cây và sữa

Những loại trái cây chẳng hạn như táo, thanh long, dâu, dừa và dưa hấu không nên dùng chung với sữa. Trái cây chứa rất nhiều hợp chất axit, khi dùng chung với sữa, những hợp chất axit này sẽ kết hợp với lượng protein có trong sữa và trở nên cực kì khó tiêu hóa trong dạ dày của bạn.

Mang cơm trưa đi làm nếu mắc phải sai lầm này chỉ rước bệnh vào thân

Mang cơm trưa đi làm là thói quen của nhiều người, vừa giúp đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm.

Mang cơm trưa đi làm giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá lại được thưởng thức những món ăn đúng khẩu vị. Đối với nhiều người, cơm trưa chỉ cần chuẩn bị một vài món rất đơn giản, có thể nấu từ tối hôm trước cũng được. Dù ăn cơm trưa nhà làm mang đến nhiều lợi ích nhưng có một số thói quen tai hại có thể khiến bữa cơm trưa của bạn không còn đảm bảo vệ sinh.

Dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hộp cơm làm bằng nhựa được bán với giá thành rất rẻ và mẫu mã bắt mắt. Tuy nhiên, việc đựng cơm bằng hộp nhựa cũng có những bất cập.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, sản xuất ra đồ nhựa là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi nhưng đồ nhựa nói chung vẫn có nhiều nguy cơ.

Mang com trua di lam neu mac phai sai lam nay chi ruoc benh vao than

Ảnh minh họa.