Người bị bệnh viêm phổi nên ăn thế nào?

Người bị bệnh viêm phổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không gây hại cho sức khoẻ.

Nhiễm trùng gây viêm túi khí trong phổi, thường gọi là phế nang. Chất dịch hoặc mủ trong phế nang có thể gây khó thở cũng như sốt, ho và ớn lạnh, theo The Health Site.

Người bị bệnh viêm phổi nên ăn thế nào? ảnh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet

Viêm phổi xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và người già trên 65 tuổi vì có hệ miễn dịch yếu.

Đây là căn bệnh đe dọa tính mạng và do đó cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng viêm phổi gồm đau ngực, khó thở, ho, mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, buồn nôn và nôn.

Hãy nhớ rằng không có biện pháp khắc phục tại nhà hay loại thực phẩm nào có thể chữa viêm phổi. Mà cần phải điều trị ở bệnh viện bằng thuốc thích hợp.

Việc đưa vào khẩu phần ăn những thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp tăng tốc độ phục hồi sau giai đoạn quan trọng ban đầu, theo The Health Site.

Thêm các thực phẩm bổ dưỡng sau vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm phổi.

Nhưng cần lưu ý, bản thân các loại thực phẩm này không thể chữa lành bệnh viêm phổi, mà chỉ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chữa khỏi bệnh, nên phải ăn kèm với uống thuốc theo toa bác sĩ.

Người bệnh viêm phổi nên ăn gì?

Thực phẩm giàu protein

Protein (hay còn gọi là chất đạm) là thành phần thiết yếu giúp hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể. Nếu thiếu protein dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, hay mắc bệnh do sức đề kháng giảm.

Protein có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mô các tế bào bị tổn thương và sản sinh ra các mô tế bào mới. Đối với người bệnh viêm phổi, việc tăng cường cung cấp protein sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.

Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... Chọn những thực phẩm ít chất béo như thịt gia cầm không da, thịt trắng, các loại đậu. Hạn chế ăn thịt đỏ vì có thể làm tăng tình trạng viêm.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng để tăng sức đề kháng cho cơ thể và chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, trong đó có viêm phổi. Vitamin A cũng giúp bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như: các loại rau màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống, rau xà lách, rau diếp); các loại củ quả có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ). Khi chế biến thức ăn cần cho thêm dầu, mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin A.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Rau củ quả là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh viêm phổi.

Nên chọn các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…

Nếu người bệnh mệt mỏi, khó ăn, có thể uống các loại nước ép trái cây và rau quả tươi cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm phổi.

Ăn lỏng, uống nhiều nước

Bệnh nhân viêm phổi cần được nghỉ ngơi, ăn lỏng và uống nhiều nước. Thức ăn nên chế biến dưới dạng cháo, súp giúp bệnh nhân dễ ăn và dễ tiêu.

Cung cấp đủ nước có tác dụng làm loãng đờm, dịu họng, giúp người bệnh dễ dàng khạc đờm ra. Nhu cầu nước hằng ngày của cơ thể là 2 lít/ngày (bao gồm nước lọc, nước canh, nước trái cây, sữa...). Nếu người bệnh sốt cao cần uống oresol để bù nước và điện giải.  

Chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thế nào?

(Kiến Thức) - Tiểu đường là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng lượng đường trong máu và các rối loạn chuyển hóa. Tiểu đường biến chứng có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe nguy hại, tuy nhiên bệnh có thể ngăn ngừa nếu kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng.

6 tin đồn thất thiệt về chế độ dinh dưỡng bạn cần lưu ý

Bữa sáng quan trọng nhất trong ngày hay phải ăn ít để giảm béo là những lời khuyên chúng ta thường nghe. Tuy nhiên, thực tế không đúng như vậy, bạn cần lưu ý để tránh ảnh hưởng sức khỏe. 

Ăn uống như thế nào là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm bởi ảnh hưởng của nó tới sức khỏe và vóc dáng. Tuy nhiên, tầm quan trọng đó khiến những thông tin về dinh dưỡng được truyền tai với tính chính xác không cao. Qua đó, nhiều tin đồn còn trở thành lối sống của một số người.

Bữa sáng là quan trọng nhất trong ngày?

Bất ngờ 2 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng vọt

Khi bị tiểu đường, chúng ta cần đặc biệt chú trọng tới chế độ dinh dưỡng. Bởi lẽ nếu không kiêng khem cẩn thận sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot
 Do điều kiện kinh tế tăng cao, việc ăn uống của con người cũng đủ đầy hơn. Tuy nhiên, nhiều người vì lý do ăn uống vô tổ chức nên rất dễ sinh bệnh tật. Trong đó có bệnh tiểu đường. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-2
 Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải luôn theo dõi lượng đường trong máu và từ chối không chỉ đồ ngọt mà còn cả một số loại thực phẩm sau đây. 2 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng cao là:

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-3
1. Gạo nếp: Gạo nếp tuy không có nhiều vị ngọt nhưng thực tế lượng đường trong nó lại khá cao. Một khi người bệnh tiểu đường ăn nhiều thì dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Do đó, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-4
 2. Bánh mì: Bữa sáng quen thuộc của nhiều người thường là bánh mì nhưng đây lại không phải loại thực phẩm phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Do trong nguyên liệu làm bánh mì có chứa đường nên nếu cố tiêu thụ vào sẽ càng làm lượng đường trong máu tăng cao hơn.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-5
Người bị tiểu đường nên ăn gì để tốt cho sức khỏe? 1. Gạo lứt: Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-6
 Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-7
2. Yến mạch: Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-8
3. Khoai lang: Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. 

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-9
 Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải chứng khó tiêu. Khoai lang rất giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Khoai lang giúp kích thích sản xuất dịch vị, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.

Bat ngo 2 thuc pham khong ngot nhung khien duong huyet tang vot-Hinh-10
4: Đậu đỗ: Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Người bệnh có thể trộn chung đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo trắng hoặc gạo lứt... để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.