Thái Lan triệt phá kho hàng, thu giữ hơn 78.000 mỹ phẩm giả

Giới chức Thái Lan vừa triệt phá kho hàng chứa hơn 78.000 sản phẩm giả trị giá hơn 52 triệu baht (khoảng 40 tỷ đồng), bắt giữ hai nghi phạm người Trung Quốc.

Mới đây, Cục Điều tra Trung ương Thái Lan (CIB), phối hợp với Cục Chống tội phạm kinh tế (Econ Crime Suppression Division - ECD), Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Thương mại, cùng đại diện các thương hiệu chính hãng, đã tiến hành đột kích một kho chứa hàng lớn tại Tambon Phanthai Norasing, huyện Mueang, tỉnh Samut Sakhon, thu giữ hơn 78.223 sản phẩm giả mạo thương hiệu với tổng giá trị thiệt hại ước tính hơn 52 triệu baht (khoảng 40 tỷ đồng).

Hai nghi phạm bị bắt giữ tại hiện trường gồm: Jiaxian (quốc tịch Trung Quốc, 27 tuổi) và Hang (quốc tịch Trung Quốc, 19 tuổi). Hai đối tượng đã bị khởi tố với tội danh tàng trữ sản phẩm mang nhãn hiệu giả mạo, vi phạm Luật Nhãn hiệu Thương mại Thái Lan và Sử dụng tên, hình ảnh, biểu tượng hoặc thông tin thương mại của bên khác để gây nhầm lẫn với hàng thật, theo Bộ luật Hình sự Thái Lan, Điều 272.

1-9186.jpg
Nhiều sản phẩm giả bị cảnh sát Thái Lan phát hiện và thu giữ. Ảnh: Bangkok Post.

Tại nhà kho, cảnh sát đã phát hiện 78.223 hàng hóa, bao gồm gần 74.000 sản phẩm tiêu dùng, khoảng 3.000 phụ kiện điện tử và hơn 1.400 thương hiệu xa xỉ nhái. Cảnh sát cho biết những sản phẩm này được buôn lậu từ Trung Quốc.

Sản phẩm bị làm giả. Ảnh: Bangkok Post.

Theo Cục Điều tra Trung ương Thái Lan, chiến dịch lần này là kết quả của quá trình điều tra kéo dài, phát hiện một mạng lưới tội phạm có sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư người Trung Quốc, lợi dụng các kho bãi vùng ven thành phố để che giấu hoạt động bất hợp pháp. Họ thuê người Thái đóng gói và phân phối hàng hóa đi khắp cả nước.

Qua lệnh khám xét từ Tòa án tỉnh Samut Sakhon, lực lượng chức năng đã ập vào kho hàng và phát hiện số lượng lớn sản phẩm giả mạo được cất giấu trong nhà dân và kho chứa. Các đại diện thương hiệu và cơ quan sở hữu trí tuệ xác nhận đây là hàng giả theo quy định của pháp luật.

01.jpg
Hàng loạt mỹ phẩm được làm giả. Ảnh: Bangkok Post.

Cảnh sát Thái Lan nhấn mạnh, các sản phẩm giả - đặc biệt là trong nhóm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - đang trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng, khi nhiều mặt hàng bị phát hiện chứa chất độc hại như thủy ngân, hydroquinone và steroid. Việc sử dụng lâu dài có thể gây tổn thương da, rối loạn chức năng nội tạng, gây ra hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

Về mặt kinh tế, hàng giả làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của các thương hiệu chính hãng, gây mất niềm tin người tiêu dùng, ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức tội phạm đứng sau mạng lưới này thường là các băng nhóm xuyên quốc gia, có khả năng xâm nhập và lợi dụng lỗ hổng pháp lý của hệ thống kinh tế Thái Lan.

Vụ kẹo rau Kera sai phạm thế nào khiến Thùy Tiên bị khởi tố?

Hoa hậu Thùy Tiên bị khởi tố tội lừa dối khách hàng, quảng cáo sai sự thật về kẹo rau Kera, sản phẩm bị phát hiện là hàng giả, chứa chất nhuận tràng sorbitol.

tien.jpg
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên quảng cáo kẹo rau Kera/ Nguồn: Internet

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021) để điều tra về hành vi “lừa dối khách hàng” theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Vụ việc liên quan đến hoạt động quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau Kera, một loại thực phẩm bổ sung do Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt công bố và đưa ra thị trường từ cuối năm 2024.

Xử phạt hộ kinh doanh buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan chức năng Nghệ An vừa xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh N.T.N ở huyện Đô Lương số tiền 6 triệu đồng do buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường, sau khi thẩm tra, xác minh, ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh N.T.N có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu với trị giá hàng gần 2,6 triệu đồng.

Bình Phước thu giữ hàng chục ngàn chai nước hoa giả "made in Dubai"

Các loại hóa chất sau khi được đánh lên bằng máy đánh trứng, sẽ được chiết vào các chai nhỏ có dán nhãn mác và in giả xuất xứ “made in Dubai (UAE)” với mã vạch, rồi bán ra thị trường.

Chiều 9/5, Công an tỉnh Bình Phước đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lại Thị Tuyết (35 tuổi), Lưu Hoàng Long (32 tuổi) và Lại Chí Tính (24 tuổi) cùng ngụ tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”. Quyết định trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó, đầu năm 2024, lực lượng chức năng phát hiện một số tài khoản mạng xã hội đăng bán nước hoa có dấu hiệu giả nguồn gốc xuất xứ. Qua truy xét, lực lượng chức năng xác định chủ các tài khoản ngụ tại thành phố Đồng Xoài.
Thu giu hang chuc ngan chai nuoc hoa gia
Nước hoa giả bị công an thu giữ. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 23/5/2024, các lực lượng chức năng của Công an tỉnh Bình Phước đã đồng loạt kiểm tra 4 địa điểm gồm 2 kho chứa nguyên liệu, hóa chất và các điểm sang chiết, pha chế, sản xuất đóng gói của các đối tượng, có địa chỉ tại phường Tân Đồng và xã Tiến Hưng (thành phố Đồng Xoài).
Qua kiểm tra, lực lượng công an đã thu giữ khoảng 20.000 chai nước hoa thành phẩm cùng hàng chục nghìn vỏ chai nước hoa chờ sang chiết, hóa chất, nguyên liệu cùng nhiều tang vật khác. Trị giá số hàng hóa thu giữ khoảng 16 tỷ đồng.
Tại cơ quan quan công an, Tuyết, Long và Tính khai nhận các hóa chất, nguyên liệu, tem nhãn, vỏ hộp nước hoa… đều được mua trên mạng xã hội. Long chịu trách nhiệm pha chế nước hoa theo phương thức thủ công bằng cách cho các loại hóa chất, nguyên liệu vào 1 nồi lớn, sau đó dùng máy đánh trứng đánh lên cho các dung dịch hòa quyện vào nhau, rồi chiết lại vào các chai nhỏ hơn có dung tích từ 10 ml đến 50 ml bằng các ống bơm xi lanh hoặc bằng máy hỗ trợ.
Cuối cùng, các chai nước hoa sẽ được dán nhãn mác lên thân chai, vỏ hộp có in giả xuất xứ “made in Dubai (UAE)”, mã vạch… và bán ra thị trường.
Theo thống kê, tổng số hàng hóa đã bán ra thị trường có trị giá lên đến khoảng 50 tỷ đồng, nhóm thu lợi bất chính trên 10 tỷ đồng.
Vụ án được xác định là lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh được triệt phá.