Ninh Bình phát hiện nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường Ninh Bình vừa ra Quyết định xử phạt một hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu.

Ngày 19/5, Đội Quản lý thị trường số 4, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tiến hành kiểm tra tại cửa hàng kinh doanh Tính Liễu – Hộ kinh doanh Nguyễn Tuấn Anh (xóm 8, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn phát hiện Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Tuấn đang buôn bán hàng hóa gồm 10 túi sợi lọt xanh (loại 1kg/túi), 8 kg khô gà sợi, 8 kg khô bò sợi, 10 kg chuối sấy dẻo và 50 kg sợi đu đủ là hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ.

1-9262.jpg
Phát hiện nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc tại cửa hàng kinh doanh Tính Liễu.

Ngoài ra, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng đang kinh doanh nhiều loại thực phẩm như trà thái xanh, khoai tây, xúc xích là hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ kèm theo.

2-3258.jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra tại hộ kinh doanh.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 đã ban hành Quyết định xử phạt Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Tuấn đối với hành vi kinh doanh hàng hoá là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và kinh doanh hàng hoá là thực phẩm nhập lậu với tổng số tiền phạt 10 triệu đồng. Đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm có trị giá gần 20 triệu đồng.

Ninh Bình tiêu huỷ thực phẩm nước cốt dừa, kẹo đắng nhập lậu

Ninh Bình xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhập lậu. Sản phẩm vi phạm là nước cốt dừa nhãn hiệu Chaokoh, kẹo đắng.

Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).

Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương đang kinh doanh hàng hóa gồm: 15 thùng nước cốt dừa nhãn hiệu Chaokoh (12 hộp/thùng, loại 1 lít/hộp) là hàng hoá do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng đang kinh doanh 1200 lọ kẹo đắng (150 gam/lọ) không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đồng Nai tiêu hủy lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body

Kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body bị đình chỉ lưu hành vì chỉ số SPF công bố 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm 2,4, Đồng Nai yêu cầu tiêu huỷ sản phẩm. 

Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu huỷ lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body không đạt chất lượng đang lưu hành trên địa bàn. Quyết định được đưa ra sau khi Bộ Y tế phát hiện chỉ số chống nắng ghi trên nhãn sản phẩm chênh lệch nghiêm trọng so với kết quả kiểm nghiệm thực tế.

Cụ thể hơn, lô sản phẩm bị thu hồi là Hanayuki Sunscreen Body – hộp 1 tuýp 100g, ghi số tiếp nhận 779/24/CBMP-ĐN, số lô 0010125, ngày sản xuất 6/1/2025, hạn dùng 5/1/2027.

Một hộ kinh doanh ở Vĩnh Phúc bị phạt do bán mỹ phẩm giả mạo

Do buôn bán mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu, một hộ kinh doanh ở Vĩnh Phúc vừa bị cơ quan chức năng xử phạt 50 triệu đồng, buộc tiêu huỷ sản phẩm vi phạm.

Mới đây, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh (tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Lý do xử phạt do Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu.