Thái giám sống chết để bảo vệ "vật dư thừa" của mình

Trong lịch sử Trung Hoa, thái giám hay công công là cách gọi chung để chỉ những người đàn ông đã trải qua quá trình "tịnh thân" để làm việc trong cung đình.

Để có thể bước chân vào cung cấm, xuất hiện bên cạnh các nhân vật hoàng tộc với tư cách là người hầu hạ thân tín, thật không hề đơn giản với những người thuộc tầng lớp thái giám bởi họ phải trải qua quá trình "tịnh thân" đau đớn, mang trên mình khiếm khuyết sinh lý vĩnh viễn mà không bao giờ thay đổi được.

Tại Trung Hoa phong kiến, quá trình biến một người đàn ông thành thái giám thường được gọi với nhiều tên khác nhau như "tịnh thân", "yêm cát", "cung hình", "thiến", "hoạn"…

Thái giám sống chết để bảo vệ "vật dư thừa" của mình

Không phải ai cũng mong muốn trở thành thái giám bước vào cung cấm. Do đó, để trở thành hoạn quan thường xuất phát từ nguyên nhân sau:

Thứ nhất, họ là những tội phạm, tù binh hoặc kẻ phản nghịch phải chịu hình phạt cắt sinh thực khí.

Thứ hai, những người này là cống phẩm của các địa phương hoặc chư hầu tiến cống vào cung đình, để có thể ở lại hầu hạ trong cung, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là tịnh thân.

Thứ ba, đa số các hoạn quan thời xưa đều vì xuất thân nghèo khó hoặc mưu cầu danh vọng mà tự nguyện xin được thiến để bước chân vào chốn cung đình.

Vào thời đại y học còn tương đối lạc hậu, quá trình "tịnh thân" của các thái giám diễn ra một cách vô cùng đau đớn và tồn tại không ít rủi ro.

Nếu loại trừ số ít những người đã bị khiếm khuyết cơ quan sinh dục bẩm sinh, thì tất cả các hoạn quan đều phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn.

Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, thủ thuật tịnh thân của tầng lớp thái giám có nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến hơn cả là 4 hình thức được liệt kê trong "Nam tinh thái giám khốc hình", cụ thể là:

Hình thức thứ nhất: Cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục, bao gồm cả dương vật và tinh hoàn.

Hình thức thứ hai: Chỉ cắt bỏ tinh hoàn.

Hình thức thứ ba: Đè hoặc bóp cho vỡ nát tinh hoàn.

Hình thức thứ tư: Cắt bỏ ống dẫn tinh.

Do y học thời bấy giờ còn tương đối lạc hậu, cho nên quá trình tịnh thân vẫn bị xem như một cực hình đau đớn và thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tới tính mạng. Cũng bởi vậy mà trước khi tiến hành thủ thuật này, họ sẽ phải lập một bản giao kèo trước sự làm chứng của nhiều người.

Bản giao kèo ấy cũng giống như hợp đồng ngày nay, nội dung chỉ đề cập tới việc người này tự nguyện muốn tịnh thân và không được gây khó dễ cho "đao phủ" nếu xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

Thế nhưng ngay cả khi đã có đơn từ làm chứng, những "đao phủ" trước lúc xuống tay vẫn thường hỏi những người này rằng "có hối hận hay không". Chỉ khi người bị tịnh thân chắc chắn với quyết định của mình thì thủ thuật mới được thực hiện.

Nếu may mắn sống sót sau màn thủ thuật đau đớn và đầy rủi ro nêu trên, bộ phận sinh dục đã bị cắt rời sẽ được các hoạn quan xử lý như thế nào?

Cổ nhân Trung Hoa có quan niệm thân thể là do phụ mẫu ban, cho nên không thể tùy ý khiến bản thân mình bị thương. Vì vậy mà sau khi tịnh thân, phần âm hành đã bị cắt bỏ sẽ được các thái giám gọi là "bảo bối" và được bảo quản vô cùng cẩn thận.

Phương pháp lưu giữ "bảo bối" phổ biến nhất thường được tiến hành theo những bước sau:

Đầu tiên, đem "bảo bối" đặt vào một hộp vôi phấn để thấm hút máu cùng các chất dịch khác. Sau đó dùng vải ướt lau sạch sẽ, tiếp tục ngâm trong dầu mè, chờ đến khi dầu thẩm thấu thì đem cất vào một chiếc thăng hoặc một chiếc hộp gỗ và niêm phong kín bằng vải đỏ.

Tiếp đó, các thái giám sẽ chọn ngày giờ hoàng đạo, đem "bảo bối" treo lên xà nhà ở từ đường hoặc tại nơi mình đang ở, có một số thời đại trong Tử Cấm Thành còn đặt riêng một căn phòng có tên là "phòng bảo bối", chuyên dùng để cất giữ của quý của các thái giám.

Việc giữ gìn "bảo bối" và treo lên xà nhà thường được gọi là "hồng bộ cao thăng", ngụ ý cầu chúc cho người tịnh thân sẽ gặp nhiều may mắn và từng bước thăng tiến trên con đường làm hoạn quan của mình.

Về tục lệ giữ gìn bộ phận sinh dục sau khi đã tịnh thân của các thái giám, có hai nguyên nhân lý giải chủ yếu.

Thứ nhất là bởi vật này giống như một chiếc "giấy thông hành" chứng minh cơ thể của họ đã đạt yêu cầu để trở thành hoạn quan.

Thứ hai là để lúc qua đời sẽ được an táng chung cùng phần thân thể này, từ đó có một di thể vẹn toàn để được đầu thai làm đàn ông ở kiếp sau.

Trong trường hợp các thái giám quên lấy lại của quý sau khi tịnh thân, "bảo bối" này của họ sẽ được các "đao phủ" giữ lại, chờ tới khi họ vào cung và dư dả tiền bạc thì sẽ chuộc về. Thậm chí nếu chẳng may làm mất hay làm hỏng thứ đồ này, các hoạn quan sẽ tìm đủ mọi cách để mua hay thuê "bảo bối" của người khác chứ tuyệt đối không nhắm mắt làm ngơ.

Cổ nhân Trung Hoa tin rằng kẻ nào mất đi "của quý" thì khi xuống âm tỳ địa phủ sẽ bị Diêm Vương biến thành con la cái. Chính quan niệm ấy đã trở thành một trong số những nguyên nhân khiến các thái giám sống chết phải bảo vệ "của quý" của mình.

Tới khi mất đi, người nhà của họ sẽ đem chúng khâm liệm cùng di thể của người quá cố, đồng thời đốt bỏ hết những giấy tờ liên quan tới việc tịnh thân để họ có thể đi gặp liệt tổ liệt tông nơi suối vàng.

Bí kíp phòng the của mỹ nhân Trung Hoa xưa

Tương truyền, những mỹ nữ nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa từng làm điêu đứng bao nam nhân, kể cả Hoàng đế đều sử dụng những bí kíp phòng the này.

Bí thuật của nàng Hạ Cơ

Sử sách ghi lại rằng Hạ Cơ là một trong những mĩ nữ với khả năng phòng the siêu đỉnh, nổi tiếng nhất là phương pháp thở nghịch bụng. Thở bụng nghịch là một bí thuật phòng the của người phương Đông xưa. Không những có tác dụng lớn trong chuyện chăn gối mà phương pháp này còn rất hiệu quả trong việc chống lão hóa cũng như hồi xuân của chị em phụ nữ.

Ảnh minh họa.

Thở nghịch bụng có tác dụng làm săn chắc các vùng đáy chậu đồng thời còn làm phân tán nhanh năng lượng đang tập trung ở cơ quan sinh dục lúc gần đến đỉnh điểm trong khi yêu, giúp làm chậm quá trình xuất tinh.

Luyện thành công bí kíp này có thể kích thích âm đạo, dẫn đến thay đổi về kết cấu và sinh lý làm cho âm đạo thu lại, trương lực cơ thắt âm đạo được tăng cường, khí huyết lưu thông, tăng cường nội tiết tố giúp giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân.

Bài tập thở bụng nghịch ngỡ tưởng phức tạp nhưng lại khá đơn giản. Để thực hiện thành công phương pháp này, người tập chỉ cần ngồi trên một bề mặt phẳng, hít thở điều hòa. Dù có thể thực hiện cả ở tư thế nằm nhưng ở tư thế ngồi, sự thăng giáng tự nhiên của các đường kinh dễ xảy ra hơn. Tập trung sự chú ý vào vùng đáy chậu, tầng sinh môn. Thót bụng lại, đồng thời hít sâu, co thắt cơ quan sinh dục và hậu môn. Giữ vài giây sau đó thở ra từ từ rồi buông lỏng toàn thân. Khi tập quen có thể giữ nguyên tư thế khi hít vào và liên tục nhíu chặt cơ quan sinh dục và hậu môn nhiều lần, từ vài lần cho đến 20 lần trước khi thở và buông lỏng toàn thân. Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần.

Ngoài ra cũng theo bí kíp của nàng Hạ Cơ còn có rất nhiều yếu tố giúp chuyện ân ái thăng hoa như việc sử dụng các mùi hương. Theo những tài liệu mới được phát hiện, bài thuốc giúp thu hẹp âm đạo mà Hạ Cơ sử dụng được cho là thần dược bởi nó được điều chế ra từ nhiều loại tinh dầu bao gồm: tinh dầu hoa nhài, dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo, dầu đương quy và xà sàng tử.

Các thành phần còn lại trong bài thuốc của nàng Hạ Cơ là dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo cũng đều có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ.

Tuy nhiên, nếu chỉ có bài thuốc kia thì vẫn không đủ tác dụng khiến Hạ Cơ trở thành cái tên được nhiều người biết đến. Ngoài thuật "hoàn tân" chắc hẳn Hạ Cơ còn phải luyện tập và sử dụng các bí kíp phòng the khác mới khiến đàn ông trong thiên hạ điên đảo như vậy.

Bí kíp của Võ Tắc Thiên

Vinh Quốc phu nhân được biết đến không chỉ là mẹ ruột của Võ Tắc Thiên mà bà có cả một danh sách người tình không kém gì con gái. Có rất nhiều tài liệu lịch sử ghi lại Vinh Quốc phu nhân đến tận 88 tuổi vẫn hoan lạc với các thanh niên trai tráng.

Nhân vật thứ 2 là Thái Bình công chúa - con gái của Võ Tắc Thiên cũng có đời sống tình dục vô cùng sung mãn. Cũng giống như mẹ của mình, mặc dù được vua cha gả chồng tử tế nhưng Thái Bình công chúa vẫn ngày đêm mê tưởng trai lạ và thường xuyên nuôi "nam sủng" ở trong cung. Thậm chí, có nhiều tin đồn, Thái Bình công chúa và Võ Tắc Thiên còn "dùng chung" người tình.

Riêng với Võ Tắc Thiên, người phụ nữ quyền lực nắm trong tay cả thiên hạ "sành" yêu từ năm 14 tuổi và sung mãn đến tận năm 80 tuổi. Cái xuất sắc của Võ Tắc Thiên là tư tưởng bà khác hẳn phụ nữ thụ động thời bấy giờ. Có lẽ đó cũng là chiêu khiến đàn ông mê mẩn. Võ Tắc Thiên ngay từ trẻ đã tỏ ra là bậc thầy của chuyện giường chiếu, không cam chịu bị dồn vào thế bị động, phải là phái "nằm dưới" những người đàn ông nên cô nàng còn ở tuổi "vị thành niên" này đã nhanh chóng khiến cho ông vua đáng tuổi cha mình ngất ngây với những cuộc mây mưa nồng nhiệt. Có thời gian, đêm nào Đường Thái Tông cũng bỏ mặc các cung nữ lớn tuổi mà tìm đến với mỹ nhân họ Võ này.

Nhưng đến tuổi người ta chỉ có sức cùng lực kiệt thì Võ Tắc Thiên vẫn có thể ân ái được với những trai trẻ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại mình. Trong khi đó, bà vẫn minh mẫn và có sức khỏe tốt để trị quốc. Tương truyền có rất nhiều bí quyết được đúc kết từ chuyện chăn gối "thâm hậu" của Võ Tắc Thiên nhưng dường như tất cả còn rất mơ hồ.

Thực chất, mỹ nhân họ Võ cũng chẳng khác người thường vì đến những năm tuổi trung niên, khả năng sinh lý Võ Tắc Thiên đã giảm. Bà cho mời ngự y đến để nghiên cứu tìm thuốc hồi xuân. Ngự y đã đem dâng thứ thuốc uống xong chỉ chốc lát là có thể hưởng lạc thú tuổi thanh xuân. Từ đó, ngày nào Võ hậu cũng dùng thuốc hồi xuân và hiệu quả thật bất ngờ. 

Phổ Nghi qua đời, em trai Phổ Kiệt công khai bí mật chôn giấu 300 năm

Rốt cục, bí mật mà anh em Phổ Nghi - Phổ Kiệt phát hiện ra là gì mà lại liên quan đến đại án từ 300 năm trước đó.

Thời cổ đại, Hoàng đế là người quyền lực nhất, có địa vị cao nhất, ai ai cũng muốn làm. Chính vì vậy, sự “đấu đá lẫn nhau” trong nội bộ hoàng gia chưa từng có dấu hiệu dừng lại, huynh đệ thủ túc tương tàn, giết hại lẫn nhau không phải là chuyện đáng kinh ngạc gì trong giới hoàng tộc.

Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc chính là Phổ Nghi. Sau khi Phổ Nghi qua đời, em trai của ông – Phổ Kiệt đã công khai một bí mật được giấu kĩ hơn 300 năm...

Địa vị và quyền lực không tương xứng

Phổ Nghi là một vị vua nhu nhược, không có năng lực, việc lên làm vua thực sự không phải là ý muốn cá nhân của ông, vì vậy nửa đời trước của ông sống không khác gì một con rối mặc cho người khác điều khiển.

Từ khi còn rất nhỏ Phổ Nghi đã bị Từ Hy Thái hậu kiểm soát và thực sự đã trở thành một Hoàng đế bù nhìn. Thế nhưng Phổ Nghi khi đó thực sự vẫn còn là một đứa trẻ đang trong độ tuổi ham chơi, chưa hiểu chuyện nên việc ông bị Từ Hy khống chế là chuyện có thể hiểu được.

Pho Nghi qua doi, em trai Pho Kiet cong khai bi mat chon giau 300 nam

Hình ảnh nhân vật Phổ Nghi trên phim.

Khi Phổ Nghi còn là một cậu bé, ông hầu như không có người bạn nào để chơi cùng, niềm vui duy nhất của ông khi ấy chính là được chơi đùa cùng người em trai Phổ Kiệt.

Hai anh em họ thường tận dụng những lúc Từ Hy thái hậu không để ý để trốn ra ngoài chơi, đây có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ và đẹp đẽ duy nhất mà vua Phổ Nghi được trải qua trong nửa đầu cuộc đời của mình.

Sau này, khi Phổ Nghi đã trưởng thành, việc lập gia đình của ông cũng do một tay Từ Hy Thái hậu lo liệu, và đến giai đoạn này Phổ Nghi vẫn không có thực quyền, và ông cũng không quan tâm đến quyền lực của một đế vương.

Nhà Thanh sụp đổ, cuộc đời Phổ Nghi bước sang trang mới

Cho dù sau này nhà Thanh thất thế, trở thành một phần của lịch sử, nhưng trên thực tế, chuyện này không phải lỗi của Phổ Nghi, mặc dù ông là vua một nước.

Sau khi bị quân đội dân quốc đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, tầng lớp hoàng tông quý tộc quyền quý một thời phải phân tán ra khắp dân gian, vì để bảo toàn tính mạng nên rất nhiều người trong số họ đã mai danh ẩn tích, sống cuộc sống của một người bình thường.

Phổ Nghi sau đó được các đại thần đưa đi trốn, từ đó về sau ông không còn gặp lại em trai Phổ Kiệt nữa.

Pho Nghi qua doi, em trai Pho Kiet cong khai bi mat chon giau 300 nam-Hinh-2

Em trai vua Phổ Nghi – Phổ Kiệt.

Sau này một số đại thần muốn mượn danh phận Hoàng đế của Phổ Nghi để khôi phục lại nhà Thanh, nhờ cậy vào thế lực của Nhật Bản để lập ra nước Mãn Châu. Phổ Nghi lại trở thành Hoàng đế bù nhìn Nhật Bản trong 11 năm, đến khi chiến tranh kết thúc, Phổ Nghi bị đưa đến Liên Xô (cũ).

Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Phổ Nghi mới được trở về đất nước sau nhiều năm lưu lạc nơi đất khách quê người.

Khi về nước, ông đã cưới vợ, cũng có một công việc cho riêng mình và kể từ đây, ông hoàn toàn sống một cuộc sống bình dị như biết bao người khác. Đây mới chính là sự khởi đầu thật sự cho cuộc đời của ông.

Bí ẩn bức mật chiếu được Phổ Nghi, Phổ Kiệt phát hiện

Sau khi Phổ Nghi qua đời, em trai của ông – Phổ Kiệt đã công khai với báo chí bí mật năm xưa mà họ cùng phát hiện ra. Khi còn nhỏ, anh em Phổ Nghi thường trốn Từ Hy thái hậu đi chơi, có một lần vì không cẩn thận nên đã vô tình đi lạc vào một tẩm cung, tại đây họ phát hiện ra một chiếc hộp nhỏ màu vàng, khi họ mở chiếc hộp ra, thực sự đã bị dọa đến sợ hãi...

Trong hộp là mật chiếu mà vua Ung Chính để lại, nội dung mật chiếu liên quan đến việc sát hại huynh đệ anh em để kế thừa hoàng vị.

Ung Chính là một vị vua rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, và hộp mật chiếu này chính là chứng cứ chứng minh Ung Chính đã cho người đi ám sát anh em ruột thịt của chính mình. Những Hoàng tử mà Ung Chính phái người đi ám sát chính là Bát A ca (hoàng tử thứ 8) và Cửu A ca (hoàng tử thứ 9).

Theo các tài liệu lịch sử, hai vị Hoàng tử này chết không rõ nguyên nhân, trước khi chết họ đã nôn mửa khủng khiếp, sau đó qua đời. Cái chết của bọn họ vẫn luôn là một hỏi chưa có câu trả lời.

Pho Nghi qua doi, em trai Pho Kiet cong khai bi mat chon giau 300 nam-Hinh-3

Vua Ung Chính . Ảnh minh họa.

Sau khi vị Thái tử ban đầu được Khang Hi lập bị phế bỏ chức vị, ngôi vị Thái tử vẫn luôn để trống, chuyện này dẫn đến sự tranh giành ganh đua lẫn nhau giữa các Hoàng tử.

Hoàng đế Ung Chính vỗn dĩ cũng không phải là hoàng tử đầu tiên được chọn cho ngôi vị thái tử bởi vì mẹ của ông xuất thân thấp kém. Bản thân Ung Chính từ nhỏ đã do Hoàng hậu nuôi dưỡng, tuy vậy ông rất có tài, bất cứ phương diện nào cũng đều rất ưu tú, và ông đặc biệt giỏi trong việc dùng người.

Từ khi phế bỏ Thái tử, Khang Hi từng nghĩ đến việc sẽ truyền ngôi cho Ung Chính, nhưng Khang Hi chưa từng nghĩ Ung Chính lại ám sát huynh đệ ruột thịt của mình.

Cuộc chiến tranh giành quyền lực thực sự không thể tránh khỏi. Chuyện này một khi bại lộ ra thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, tuy rằng khi đó Phổ Nghi và Phổ Kiệt còn nhỏ nhưng đối với chuyện này, họ vẫn hiểu đôi chút nên không dám để lộ ra, vì vậy họ quyết định để hộp mật chiếu đó trở về chỗ cũ.

Sau khi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, họ không còn nhìn thấy hộp mật chiếu đó lần nào nữa.

Khi Phổ Nghi còn ở hoàng cung, ông đã từng lặng lẽ đến tẩm cung đó tìm lại hộp mật chiếu nhưng không có kết quả. Khi về già, Phổ Nghi có đến thăm lại Cố Cung (Tử Cấm Thành) và hỏi những người ở đây rằng có từng nhìn thấy một chiếc hộp màu vàng không nhưng không ai nhìn thấy.

Cho đến trước khi chết, ông vẫn chưa tìm lại được chiếc hộp đó, hai anh em họ cũng không ai nói bí mật này ra bên ngoài.

Cho đến khi Phổ Nghi qua đời, Phổ Kiệt mới tin triều Thanh đã hoàn toàn sụp đổ. Do đó, ông đã quyết định nói ra bí mật đã được chôn giấu hơn 300 năm này, vụ án chưa có lời giải lớn nhất trong lịch sử Thanh triều cuối cùng cũng đã tìm ra câu trả lời.