Phổ Nghi qua đời, em trai Phổ Kiệt công khai bí mật chôn giấu 300 năm

Rốt cục, bí mật mà anh em Phổ Nghi - Phổ Kiệt phát hiện ra là gì mà lại liên quan đến đại án từ 300 năm trước đó.

Thời cổ đại, Hoàng đế là người quyền lực nhất, có địa vị cao nhất, ai ai cũng muốn làm. Chính vì vậy, sự “đấu đá lẫn nhau” trong nội bộ hoàng gia chưa từng có dấu hiệu dừng lại, huynh đệ thủ túc tương tàn, giết hại lẫn nhau không phải là chuyện đáng kinh ngạc gì trong giới hoàng tộc.

Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc chính là Phổ Nghi. Sau khi Phổ Nghi qua đời, em trai của ông – Phổ Kiệt đã công khai một bí mật được giấu kĩ hơn 300 năm...

Địa vị và quyền lực không tương xứng

Phổ Nghi là một vị vua nhu nhược, không có năng lực, việc lên làm vua thực sự không phải là ý muốn cá nhân của ông, vì vậy nửa đời trước của ông sống không khác gì một con rối mặc cho người khác điều khiển.

Từ khi còn rất nhỏ Phổ Nghi đã bị Từ Hy Thái hậu kiểm soát và thực sự đã trở thành một Hoàng đế bù nhìn. Thế nhưng Phổ Nghi khi đó thực sự vẫn còn là một đứa trẻ đang trong độ tuổi ham chơi, chưa hiểu chuyện nên việc ông bị Từ Hy khống chế là chuyện có thể hiểu được.

Pho Nghi qua doi, em trai Pho Kiet cong khai bi mat chon giau 300 nam

Hình ảnh nhân vật Phổ Nghi trên phim.

Khi Phổ Nghi còn là một cậu bé, ông hầu như không có người bạn nào để chơi cùng, niềm vui duy nhất của ông khi ấy chính là được chơi đùa cùng người em trai Phổ Kiệt.

Hai anh em họ thường tận dụng những lúc Từ Hy thái hậu không để ý để trốn ra ngoài chơi, đây có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ và đẹp đẽ duy nhất mà vua Phổ Nghi được trải qua trong nửa đầu cuộc đời của mình.

Sau này, khi Phổ Nghi đã trưởng thành, việc lập gia đình của ông cũng do một tay Từ Hy Thái hậu lo liệu, và đến giai đoạn này Phổ Nghi vẫn không có thực quyền, và ông cũng không quan tâm đến quyền lực của một đế vương.

Nhà Thanh sụp đổ, cuộc đời Phổ Nghi bước sang trang mới

Cho dù sau này nhà Thanh thất thế, trở thành một phần của lịch sử, nhưng trên thực tế, chuyện này không phải lỗi của Phổ Nghi, mặc dù ông là vua một nước.

Sau khi bị quân đội dân quốc đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, tầng lớp hoàng tông quý tộc quyền quý một thời phải phân tán ra khắp dân gian, vì để bảo toàn tính mạng nên rất nhiều người trong số họ đã mai danh ẩn tích, sống cuộc sống của một người bình thường.

Phổ Nghi sau đó được các đại thần đưa đi trốn, từ đó về sau ông không còn gặp lại em trai Phổ Kiệt nữa.

Pho Nghi qua doi, em trai Pho Kiet cong khai bi mat chon giau 300 nam-Hinh-2

Em trai vua Phổ Nghi – Phổ Kiệt.

Sau này một số đại thần muốn mượn danh phận Hoàng đế của Phổ Nghi để khôi phục lại nhà Thanh, nhờ cậy vào thế lực của Nhật Bản để lập ra nước Mãn Châu. Phổ Nghi lại trở thành Hoàng đế bù nhìn Nhật Bản trong 11 năm, đến khi chiến tranh kết thúc, Phổ Nghi bị đưa đến Liên Xô (cũ).

Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Phổ Nghi mới được trở về đất nước sau nhiều năm lưu lạc nơi đất khách quê người.

Khi về nước, ông đã cưới vợ, cũng có một công việc cho riêng mình và kể từ đây, ông hoàn toàn sống một cuộc sống bình dị như biết bao người khác. Đây mới chính là sự khởi đầu thật sự cho cuộc đời của ông.

Bí ẩn bức mật chiếu được Phổ Nghi, Phổ Kiệt phát hiện

Sau khi Phổ Nghi qua đời, em trai của ông – Phổ Kiệt đã công khai với báo chí bí mật năm xưa mà họ cùng phát hiện ra. Khi còn nhỏ, anh em Phổ Nghi thường trốn Từ Hy thái hậu đi chơi, có một lần vì không cẩn thận nên đã vô tình đi lạc vào một tẩm cung, tại đây họ phát hiện ra một chiếc hộp nhỏ màu vàng, khi họ mở chiếc hộp ra, thực sự đã bị dọa đến sợ hãi...

Trong hộp là mật chiếu mà vua Ung Chính để lại, nội dung mật chiếu liên quan đến việc sát hại huynh đệ anh em để kế thừa hoàng vị.

Ung Chính là một vị vua rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, và hộp mật chiếu này chính là chứng cứ chứng minh Ung Chính đã cho người đi ám sát anh em ruột thịt của chính mình. Những Hoàng tử mà Ung Chính phái người đi ám sát chính là Bát A ca (hoàng tử thứ 8) và Cửu A ca (hoàng tử thứ 9).

Theo các tài liệu lịch sử, hai vị Hoàng tử này chết không rõ nguyên nhân, trước khi chết họ đã nôn mửa khủng khiếp, sau đó qua đời. Cái chết của bọn họ vẫn luôn là một hỏi chưa có câu trả lời.

Pho Nghi qua doi, em trai Pho Kiet cong khai bi mat chon giau 300 nam-Hinh-3

Vua Ung Chính . Ảnh minh họa.

Sau khi vị Thái tử ban đầu được Khang Hi lập bị phế bỏ chức vị, ngôi vị Thái tử vẫn luôn để trống, chuyện này dẫn đến sự tranh giành ganh đua lẫn nhau giữa các Hoàng tử.

Hoàng đế Ung Chính vỗn dĩ cũng không phải là hoàng tử đầu tiên được chọn cho ngôi vị thái tử bởi vì mẹ của ông xuất thân thấp kém. Bản thân Ung Chính từ nhỏ đã do Hoàng hậu nuôi dưỡng, tuy vậy ông rất có tài, bất cứ phương diện nào cũng đều rất ưu tú, và ông đặc biệt giỏi trong việc dùng người.

Từ khi phế bỏ Thái tử, Khang Hi từng nghĩ đến việc sẽ truyền ngôi cho Ung Chính, nhưng Khang Hi chưa từng nghĩ Ung Chính lại ám sát huynh đệ ruột thịt của mình.

Cuộc chiến tranh giành quyền lực thực sự không thể tránh khỏi. Chuyện này một khi bại lộ ra thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, tuy rằng khi đó Phổ Nghi và Phổ Kiệt còn nhỏ nhưng đối với chuyện này, họ vẫn hiểu đôi chút nên không dám để lộ ra, vì vậy họ quyết định để hộp mật chiếu đó trở về chỗ cũ.

Sau khi bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, họ không còn nhìn thấy hộp mật chiếu đó lần nào nữa.

Khi Phổ Nghi còn ở hoàng cung, ông đã từng lặng lẽ đến tẩm cung đó tìm lại hộp mật chiếu nhưng không có kết quả. Khi về già, Phổ Nghi có đến thăm lại Cố Cung (Tử Cấm Thành) và hỏi những người ở đây rằng có từng nhìn thấy một chiếc hộp màu vàng không nhưng không ai nhìn thấy.

Cho đến trước khi chết, ông vẫn chưa tìm lại được chiếc hộp đó, hai anh em họ cũng không ai nói bí mật này ra bên ngoài.

Cho đến khi Phổ Nghi qua đời, Phổ Kiệt mới tin triều Thanh đã hoàn toàn sụp đổ. Do đó, ông đã quyết định nói ra bí mật đã được chôn giấu hơn 300 năm này, vụ án chưa có lời giải lớn nhất trong lịch sử Thanh triều cuối cùng cũng đã tìm ra câu trả lời.  

Vị vua duy nhất trong lịch sử bị vợ bỏ vì bất lực

Từ năm 10 tuổi, vua Phổ Nghi đã có đời sống phóng túng, trăng hoa nên 30 năm sau, ông đã phải trả giá đắt khi mắc chứng “bật lực”, rơi vào cảnh tuyệt tự tuyệt tôn.

Vị vua duy nhất trong lịch sử bị vợ bỏ vì bất lực

3 thế hệ gia đình Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng

Sau khi trở thành Hoàng đế, Phổ Nghi rất hiếm khi được ở cùng người thân nhưng may mắn sự thoái vị của ông đã khiến quan hệ gia đình gần gũi trở lại.

Ái Tân Giác La Phổ Nghi là Hoàng đế nhà Thanh thứ 12 và cũng là Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa. Sau khi Hoàng đế Quang Tự qua đời, Phổ Nghi được Từ Hi Thái hậu chọn trở thành người kế thừa ngôi báu.

Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tái Phong. Thuần Thân vương Tái phong là em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế Quang Tự. Sau khi được chọn làm Hoàng đế, Phổ Nghi lên ngôi khi mới 2 tuổi, niên hiệu là Tuyên Thống.

Trước khi chết, Quang Tự Đế nhắn nhủ cha đẻ của Phổ Nghi đúng 5 chữ

Trong bối cảnh bị thái giám của Từ Hy thái hậu giám sát nghiêm ngặt, Quang Tự Đế chỉ có thể dúi vào tay cha đẻ của Phổ Nghi và cũng là em trai ông mảnh giấy ghi đúng 5 chữ ngắn gọn.

Tiến trình lịch sử thay đổi vốn cũng chỉ là một ý niệm trong tiềm thức con người. Vận mệnh của một vương triều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cũng chỉ có vài bước then chốt. Nếu thực hiện rồi, không biết chừng có thể sẽ kéo dài được vận mệnh của cả vương triều.

Thế nhưng không phải ai cũng biết nắm bắt những yếu tố then chốt ấy. Nhiều vương triều trong lịch sử bị diệt vong, càng về cuối càng "đi nước cờ" sai lầm, vậy nên kết cục diệt vong cũng là điều tất yếu.

Biến pháp Mậu Tuất của Quang Tự Đế thất bại vì Viên Thế Khải

Cuối triều Thanh, rất nhiều trí thức và đại thần tìm trăm phương nghìn kế, chấn hưng vương triều. Đặc biệt sau chiến tranh Giáp Ngọ, hoàng đế Quang Tự đã có dự cảm, nếu vẫn không thực hiện cải cách, triều Thanh chắc chắn diệt vong.

Và thế là Quang Tự bắt đầu trọng dụng phái cải cách, thực hiện Biến pháp Mậu Tuất (cuộc vận động cải cách chính trị - xã hội).

Nhưng cuối cùng, cuộc cải cách vẫn thất bại, Từ Hy thái hậu hạ lệnh giết những người tham gia biến pháp, khiến cho nhà Thanh đánh mất hoàn toàn cơ hội cải cách.

Thực tế, ban đầu Từ Hy không hề phản đối cũng không ủng hộ Biến pháp. Bà cũng thấm thía nỗi nhục nhã khi bị châu Âu chèn ép, lẽ tất yếu bà cũng mong nhà Thanh khôi phục sức mạnh.

Nhưng những người tham gia Biến pháp đã sử dụng sai cách. Theo ghi chép lịch sử, Khang Hữu Vi, nhân vật lớn đứng sau chiến dịch khi đó từng khuyên Quang Tự giam lỏng Từ Hy thái hậu, và Quang Tự để Viên Thế Khải đi làm việc này.

Truoc khi chet, Quang Tu De nhan nhu cha de cua Pho Nghi dung 5 chu

Viên Thế Khải.

Nhưng Viên lại là một con cáo già, đã mang việc này mật báo lên Từ Hy thái hậu, khiến bà nổi cơn thịnh nộ, ra lệnh bắt toàn bộ những người tham gia Biến pháp. Khang Hữu Vi lại vô cùng xảo trá, nên sớm thoát khỏi bàn tay của Từ Hy. Còn Từ Hy thì bắt đầu sợ hãi, nhanh chóng thu hồi quyền lực của Quang Tự và giam lỏng ông.

Từ Hy giam giữ Quang Tự tại Doanh Đài ròng rã suốt 10 năm, ngay cả người khỏe mạnh cũng không chịu nổi, chưa nói tới Quang Tự vốn dĩ sức khỏe đã không tốt. Ông vì sự cố này mà vô cùng phiền não, hối hận vì khiến cho cuộc cải cách trở nên như vậy và không khỏi lo lắng cho vận mệnh Đại Thanh.

Lời nhắn nhủ của Quang Tự Đế

Từ Hy giam giữ Quang Tự, có phần đối xử ngược đãi khiến ông mắc bệnh nặng. Khi ấy, thái hậu sức khỏe cũng không tốt, nhưng vẫn gắng gượng chọn hoàng đế cho Đại Thanh và chọn được Phổ Nghi là người kế vị trong tương lai.

Quang Tự nghe tin cháu mình sắp kế vị thì buồn rầu vì biết rằng vậy là lại có thêm một đứa trẻ bất hạnh. Nhưng sau đó, Quang Tự nghe nói Nhiếp Chính Vương là em trai mình, Tái Phong, ông mới yên tâm.

Quang Tự và Tái Phong là huynh đệ, nên vào giờ phút Quang Tự hấp hối, Từ Hy cho Tái Phong tới thăm hoàng huynh của mình, nhưng vẫn không hề nới lỏng giám sát với Quang Tự.

Khi Tái Phong tới thăm anh trai, Quang Tự đã biết mình sắp không trụ được, bèn nói với Tái Phong rất nhiều lời thật lòng. Đặc biệt khi nói tới Biến pháp Mậu Tuất, Quang Tự không khỏi uất hận nhưng cũng không dám nói nhiều, vì thái giám của Từ Hy đứng bên ngoài cửa sổ nghe ngóng. Ông sợ khiến em trai gặp điều bất trắc.

Vì giang sơn Đại Thanh, Quang Tự không thể không lo lắng cho cháu trai của mình. Ông dùng hết sức bình sinh viết lên 5 chữ, dúi cho Tái Phong, rồi căn dặn: Đây là di ngôn của ta, nhất thiết phải theo đó mà làm theo! Tái Phong giấu kín tờ giấy, nói lời vĩnh biệt với anh trai.

Sau đó Từ Hy và Quang Tự lần lượt qua đời, Phổ Nghi lên ngôi, Tái Phong trở thành nhiếp chính vương, có thể tham sự triều chính.

Truoc khi chet, Quang Tu De nhan nhu cha de cua Pho Nghi dung 5 chu-Hinh-2

Phổ Nghi lên ngôi vua khi mới 2 tuổi.

Nhưng khi đó, nhà Thanh vẫn còn một đại thần nắm quyền – Khánh Thân Vương Dịch Khuông, trong vai trò là trưởng bối và nguyên lão cũng tham dự việc triều đình. Khi Tái Phong lấy ra tờ giấy, đọc dòng chữ "Xử chết Viên Thế Khải", ông lập tức ngây người.

Tại sao Quang Tự lại để lại di ngôn 5 chữ này? Câu trả lời là vì Quang Tự hận Viên Thế Khải thấu xương, nếu không có Viên Thế Khải, có thể Biến pháp sẽ thành công, Quang Tự cũng sẽ không bị giam cầm. Tất cả đều vì Viên Thế Khải mà sự nghiệp Biến pháp bị "cuốn theo dòng nước".

Tái Phong cho rằng đây là việc rất hệ trọng, trong tay Viên Thế Khải có binh quyền, chỉ sợ muốn giết hắn sẽ dấy lên binh biến. Dịch Khuông lại cho rằng, tân Hoàng đế mới lên, triều đình còn nhiều việc phải làm, hơn nữa thiên hạ đã bắt đầu loạn, vẫn phải mượn tay Viên Thế Khải, vì thế không thể giết hắn.

Nhưng Dịch Khuông vẫn phải nể mặt Tái Phong, vì khi đó Hoàng thượng là con trai của Tái Phong, nên chỉ bãi miễn chức vụ Viên Thế Khải. Thế nhưng cuối cùng chính điều này lại ẩn chứa hiểm họa diệt vong.

Nhà Thanh không thể ngăn chặn được làn sóng cách mạng, triều đình lại "mời" Viên Thế Khải ra đảm đương gánh vác trọng trách, không ngờ lại giúp Viên Thế Khải có thêm cơ hội. Viên Thế Khải chỉ dùng một chút sức mạnh đã có thể lật đổ nhà Thanh, cuối cùng trở thành đại tổng thống, thỏa mãn giấc mơ hoàng đế của mình.