Thắc mắc về nhân quả

Luật Nhân quả của Phật giáo không phải là một định thức khô cứng kiểu như A+B=C.

HỎI: Tôi có một số vấn đề còn thắc mắc về luật Nhân quả. Cụ thể: Khi một người A hại chết người B, thì quả báo kiếp sau người B giết hại lại người A. Vậy là hòa. Vì đó là quả xấu của người A phải chịu. Như thế thì người B có bị quả báo nữa không?
(THẠCH, thach.nguyen@libertyinsurance.com.vn)
ĐÁP:
Bạn Thạch thân mến!
Luật Nhân quả của Phật giáo không phải là một định thức khô cứng kiểu như A+B=C. Ngay cả một số kết luận nghiêm túc về nhân quả như “Gieo nhân nào, gặt quả đó” cũng chỉ mang tính quy ước, đại khái mà không diễn tả đúng như thật thực tiễn sinh động của nhân quả. Bởi lẽ tiến trình nhân quả, nói chính xác phải là nhân (nhân chính) - duyên (các nhân phụ) - quả (kết quả), vận hành rất vi tế, tương tác lẫn nhau rất phức tạp, nhất là bị yếu tố duyên chi phối mãnh liệt nên cuối cùng hình thành nên kết quả có thể khác so với nhân ban đầu.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mặt khác, nhân-duyên-quả của tiến trình này lại luôn tương tác với nhân-duyên-quả của những tiến trình khác. Nên nhân của tiến trình này lại là duyên hay quả của tiến trình khác, duyên của tiến trình này lại là nhân hay quả của một tiến trình khác nữa, cho đến quả của tiến trình này lại chính là nhân hay duyên cho một tiến trình khác nữa. Nhân-duyên-quả của vô lượng, vô số tiến trình luôn va đập, tương tác lẫn nhau tạo ra một thực tại vô cùng sinh động, không bắt đầu và cũng không kết thúc, gọi là trùng trùng duyên khởi.
Như thế, vấn đề người A giết người B trong hiện tại thì chắc chắn người A sẽ chịu quả báo (trong đời này-hiện báo, đời kế tiếp sau-sinh báo, nhiều đời sau nữa-hậu báo). Nhưng người A chịu trả báo thế nào thì người phàm như chúng ta không thể biết được, cũng có thể là do người B (hoặc B’) làm hại mà cũng có thể không. Nếu như người B báo hại lại người A thì không có nghĩa là “hòa”, tiến trình nhân-duyên-quả của họ chấm dứt mà vẫn tiếp nối đến vô tận, vô cùng. Chỉ khi nào thành tựu Thánh quả A-la-hán trở lên thì mới chuyển hóa hoàn toàn vọng nghiệp, hóa giải hết thảy trói buộc luân hồi sanh tử.
Vì vậy, luật Nhân quả nên được nhìn nhận qua lăng kính duyên sinh để thấy rõ hơn về duyên khởi tính, không tính, vô ngã tính của vạn pháp. Có nhân thì ắt có quả, nhưng nhân quả ấy không đơn tuyến, một chiều mà tác động đa tuyến, đa chiều với nhau trong thực tại sinh động nhân quả trùng trùng, điệp điệp.
Chúc bạn tinh tấn!

Vì sao cúng ông Công ông Táo vào trưa 23?

(Kiến Thức) - Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Vi sao cung ong Cong ong Tao vao trua 23?
 Ảnh minh họa.
Cúng ông Công ông Táo thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên hay thắp hương ở bếp? Nên cúng buổi sáng, trưa hay buổi tối? Nên để cá chép trong bếp hay ngoài nhà?... Đây là nội dung bức thư của bạn đọc Nguyễn Thanh Hà (Thành Công, Hà Nội) gửi đến mục Phong thủy.

Ăn chay mà phải nấu mặn có mang tội sát sinh?

Thường nấu nướng cơm lành canh ngọt phụng dưỡng bố mẹ là điều rất đáng quý.

HỎI: Tôi là Phật tử đã phát nguyện ăn chay trường nhưng vì điều kiện hoàn cảnh gia đình, tôi vẫn phải nấu đồ ăn mặn cho bố mẹ. Như vậy, việc tôi nấu đồ ăn mặn có mắc tội sát sinh không? Và đôi khi vì “chung bếp, chung mâm” nên không thể đảm bảo chay tịnh tuyệt đối thì tôi có mắc tội không giữ trọn lời nguyện ăn chay trường không? Mặt khác, tôi ăn chay trường nhưng vì bố mẹ và em gái tôi chưa hiểu đạo nên thường ngăn cản, không khí gia đình khá nặng nề, bố mẹ có phần phiền muộn. Nhưng mọi người trong nhà không hiểu hoàn cảnh hiện tại của tôi là không muốn và cũng không thể ăn mặn được nữa. Như vậy tôi có mắc tội bất hiếu khi làm bố mẹ buồn không?

Khám phá kỳ quan Phật giáo trắng tinh đẹp như cổ tích

(Kiến Thức) - Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.

Nằm ở Ban Rong Khun, cách trung tâm thành phố Chiang Rai ở miền Bắc Thái Lan 13km về phía Nam, Wat Rong Khun hay Chùa Trắng là một công trình tôn giáo mới được xây dựng những năm gần đây.
Nằm ở Ban Rong Khun, cách trung tâm thành phố Chiang Rai ở miền Bắc Thái Lan 13km về phía Nam, Wat Rong Khun hay Chùa Trắng là một công trình tôn giáo mới được xây dựng những năm gần đây.