Vì sao cúng ông Công ông Táo vào trưa 23?

(Kiến Thức) - Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Vi sao cung ong Cong ong Tao vao trua 23?
 Ảnh minh họa.
Cúng ông Công ông Táo thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên hay thắp hương ở bếp? Nên cúng buổi sáng, trưa hay buổi tối? Nên để cá chép trong bếp hay ngoài nhà?... Đây là nội dung bức thư của bạn đọc Nguyễn Thanh Hà (Thành Công, Hà Nội) gửi đến mục Phong thủy.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.

Lễ cúng ông Táo: Sắm lễ vật thế nào cho đúng?

Nhà có trẻ con, người ta còn cúng ông Công ông Táo một con gà luộc là loại gà cồ mới tập gáy. Vì sao vậỵ? 

Táo Quân được các gia đình cúng lễ quanh năm, nhưng phải nói rằng dịp lễ long trọng nhất chính và ngày 23 tháng Chạp hàng năm với những lễ vật và quy trình cúng bài bản nhất.

Ngày 23 tháng Chạp: Cúng ông Táo sao cho đúng?

(Kiến Thức) – Đây là bài Văn khấn ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp mà các gia đình có thể tham khảo.

Tục đưa ông Táo về trời, mặc dù là phong tục truyền thống nhưng nó vẫn tồn tại song hành với Phật giáo. Trên thực tế, người Phật tử tuy quy y Tam bảo nhưng vẫn không bỏ những tục lệ thờ cúng của cha ông.

Người Việt xưa cho rằng: Trong mỗi gia đình đều có vị Thần Bếp hay còn gọi là Thần Táo Quân trông nom cuộc sống của họ. Theo quan niệm, Thần Táo Quần bao gồm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Đó là hai Táo ông và một Táo bà. Theo đó, mọi phước đức dày hay mỏng mà gia chủ có được là do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà như thế nào.