Tàu đổ bộ tư nhân Odysseus của Mỹ chuẩn bị đáp xuống Mặt trăng

Ngày 21/2 (theo giờ Mỹ), thiết bị đáp xuống bề mặt Mặt trăng của Công ty tư nhân Intuitive Machines đã đi vào quỹ đạo của Mặt trăng và chuẩn bị thực hiện cú hạ cánh.

Nếu thành công, sứ mệnh này còn đánh dấu lần đầu tiên tàu do một đơn vị tư nhân phát triển lên đến Mặt trăng.
Tau do bo tu nhan Odysseus cua My chuan bi dap xuong Mat trang
Tàu đổ bộ mặt trăng Odysseus gửi về bức ảnh selfie vào ngày 16-2, một ngày sau khi được phóng lên từ tên lửa SpaceX Falcon 9. Ảnh: Mạng xã hội X 
Sau khi di chuyển hơn 1.000.000 km, thiết bị đáp Nova-C 6 chân, còn được biết đến với tên gọi tàu đổ bộ Odysseus, đã bay vào quỹ đạo cách bề mặt Mặt trăng 92 km. Odysseus hiện đang bay vòng quanh Mặt trăng và nếu mọi thứ diễn ra đúng dự tính, tàu sẽ giảm dần quỹ đạo trong 24 giờ tiếp theo và đáp xuống miệng hố Malapert A gần cực Nam của Mặt trăng vào khoảng 22 giờ 49 GMT ngày 22-2 (khoảng 5 giờ sáng 23-2, giờ Việt Nam). Tàu mang theo bộ thiết bị khoa học và công nghệ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Theo SPACE.com, trước khi đổ bộ lên Mặt trăng, Odysseus đã ghi được một cột mốc quan trọng khác, chụp bức ảnh đầu tiên về Mặt trăng và Công ty Intuitive Machines cũng đã chia sẻ hình ảnh đó qua mạng xã hội X.
Tau do bo tu nhan Odysseus cua My chuan bi dap xuong Mat trang-Hinh-2
Bức ảnh đầu tiên về Mặt trăng mà Intuitive Machines đã chia sẻ qua trang mạng xã hội X 
Odysseus - có kích thước tương đương một bốt điện thoạ - thực hiện sứ mệnh “IM-1” lên Mặt trăng ngày 15-2, xuất phát từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Canaveral, bang Florida, với sự trợ giúp của tên lửa Falcon 9 do Công ty SpaceX phát triển. Nhiệm vụ chính của Odysseus nếu đáp được xuống bề mặt Mặt trăng là khảo sát môi trường, tài nguyên và nguy cơ tiềm ẩn để chuẩn bị cho sứ mệnh đưa người lên Mặt trăng.
Nếu đáp thành công, sứ mệnh IM-1 sẽ đánh dấu lần đầu tiên một tàu vũ trụ Mỹ hạ cánh có kiểm soát xuống bề mặt Mặt trăng kể từ sau Apollo 17 năm 1972, đồng thời ghi danh công ty tư nhân sản xuất và vận hành phương tiện vũ trụ thương mại đầu tiên có thiết bị lên được Mặt trăng. Đây cũng là “trái ngọt" đầu tiên từ Chương trình khám phá Mặt trăng Artemis của NASA trong bối cảnh Mỹ chạy đua để đưa phi hành gia lên Mặt trăng trước Trung Quốc. Tháng trước, NASA tuyên bố lùi thời hạn thực hiện mục tiêu đưa tàu chở phi hành gia đầu tiên trong chương trình Artemis lên Mặt trăng từ năm 2025 sang năm 2026. Trung Quốc đặt thời hạn 2030 cho mục tiêu này.
Trước đó, công ty tư nhân khác của Mỹ là Astrobotic Technology đã không thể thực hiện thành công sứ mệnh đưa thiết bị Peregrine đáp xuống bề mặt Mặt trăng. Nguyên nhân thất bại được cho là do rò rỉ trong hệ thống tạo lực đẩy. Hai công ty tư nhân khác từ Israel và Nhật Bản từng cố gắng thực hiện sứ mệnh tương tự đã thất bại.

Giải mã thông điệp đặc biệt tàu Ấn Độ gửi về từ Mặt Trăng

Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) mới thông báo robot tự hành Pragyan xác nhận sự tồn tại của lưu huỳnh và nhiều nguyên tố khác gần cực nam Mặt Trăng. Đồng thời, Pragyan đã gửi thông điệp từ Mặt Trăng về Trái Đất.

Giai ma thong diep dac biet tau An Do gui ve tu Mat Trang
 Robot tự hành Pragyan đã lăn bánh xuống khỏi cầu dẫn trên trạm đổ bộ Vikram trong nhiệm vụ Chandrayan-3 sau khi hạ cánh gần cực nam Mặt Trăng vào ngày 23/8 vừa qua. Trong thông báo ngày 29/8, Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho hay, Pragyan đã tìm thấy lưu huỳnh, sắt, canxi, crôm, titan, mangan, oxy và silicon trên bề mặt Mặt Trăng.

Mặt trăng có “kho báu” trăm tỷ USD, các cường quốc khát khao chinh phục

Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ... đang chạy đua chinh phục Mặt Trăng để khai thác "kho báu" hàng trăm tỷ USD. Đó chính là nước đóng băng trên Mặt Trăng và nhiều kim loại đất hiếm.

Mat trang co “kho bau” tram ty USD, cac cuong quoc khat khao chinh phuc
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đang tham gia cuộc chạy đua không gian, chinh phục và thám hiểm Mặt Trăng. Trong số này, NASA lên kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt Trăng lần nữa vào năm 2025 trong chương trình Artemis. Trung Quốc lên kế hoạch đưa người tới Mặt Trăng năm 2030. 

Truy nã nam thanh niên mượn xe của đồng hương mang đi cắm

Quàng Văn Ninh có mượn chiếc xe Honda Wave của anh S. (SN 2004; HKTT: Điện Biên) là công nhân ở trọ cùng. Sau đó, Ninh mang xe đi cắm được 8 triệu đồng.

Ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân, TP Hà Nội cho biết đã ra Quyết định truy nã Quàng Văn Ninh (SN 1992; HKTT: Quài Tở, Tuần Giáo, Điện Biên) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Truy na nam thanh nien muon xe cua dong huong mang di cam
Đối tượng Quàng Văn Ninh và quyết định truy nã.