“Tâm thế” và vị thế của Việt Nam nhìn từ “tài nguyên” địa - chính trị và đường lối đối ngoại

Vị trí địa - chính trị đặc biệt là ưu thế “trời cho” của Việt Nam. Đây được coi là một loại “tài nguyên” quan trọng cần khai thác để phát triển đất nước bằng một chiến lược ngoại giao khôn ngoan.

Bên cạnh sức mạnh quyết định từ nội lực, Việt Nam có thể tích cực khai thác hiệu quả “tài nguyên” địa - chính trị của mình.
“Tam the” va vi the cua Viet Nam nhin tu “tai nguyen” dia - chinh tri va duong loi doi ngoai-Hinh-2
Một loại “tài nguyên” đặc biệt cần khai thác, phát huy
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau trong nhận định: Tiếp sau thế kỷ 20 - thế kỷ Đại Tây Dương - thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương. Khu vực rộng lớn này ngày càng gia tăng mức độ quan trọng trên bản đồ kinh tế - chính trị toàn cầu với sự phát triển của mình, trong đó có sự góp phần không nhỏ của Đông Nam Á. Hợp tác, hòa hoãn xen lẫn với cạnh tranh, kìm chế lẫn nhau giữa các cường quốc luôn diễn ra ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Những mẫu thuẫn có tính chiến lược về chính trị - an ninh lại luôn ẩn dưới (hoặc sau) những mẫu thuẫn, tranh chấp kinh tế.
Khi xảy ra tranh chấp, xung đột, dù cho dư luận vẫn lớn tiếng kêu gọi “những cách ứng xử văn minh”, phù hợp với luật pháp quốc tế nhưng nguồn chủ yếu ảnh hưởng thực tế đến kết quả tác động lẫn nhau trong khu vực chính là mối tương quan lực lượng thực tế - chứ không phải là những tài liệu lịch sử hay lưu trữ về chủ quyền lãnh thổ trong quá khứ hoặc những chuẩn mực của “luật pháp quốc tế”. Hay nói cách khác, trên bình diện nào đó, những “luật rừng” (mạnh được yếu thua) và “luật biển” (cá lớn nuốt cá bé) vẫn ngấm ngầm hay lộ liễu hiện diện trong các vụ tranh chấp, xung đột dù được ngụy trang dưới nhiều mỹ từ ngoại giao.
Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy những toan tính chiến lược của những nước “lớn” thành công đến mức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là sự cân đối giữa những nhu cầu và năng lực của chủ thể. Bên cạnh và cùng với đó là việc điều chỉnh, cân bằng những mối quan hệ quốc tế và khu vực. Trong bối cảnh những vấn đề trong quan hệ quốc tế (kể cả những vấn đề song phương giữa hai nước) đều được đặt trong tương quan với các mối quan hệ khu vực, trong một thế giới đang toàn cầu hóa và mỗi nước “lớn” đều phải cân nhắc đến phản ứng của những nước “lớn” khác - những tính toán này không thể không quan tâm đến tiếng nói của khu vực và từng nước liên quan. Các nước “lớn” sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và chi phối những sự kiện, những mối liên kết, liên minh, những hợp đồng kinh tế lớn nhưng cũng sẽ không dễ áp đặt những toán tính của mình như trong những giai đoạn trước. Kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng tiếng nói của khu vực và các nước vừa và nhỏ có “sức nặng” đến mức nào phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó một phần lớn phụ thuộc vào sự chủ động, sự nhạy bén, khôn khéo của những nước này với các nước “lớn” và cả giữa các nước vừa và nhỏ với nhau.
“Tam the” va vi the cua Viet Nam nhin tu “tai nguyen” dia - chinh tri va duong loi doi ngoai-Hinh-3
Việt Nam có một vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị rất đặc biệt: “Mặt” tiếp liền với Biển Đông với hơn 3200km bờ biển, với vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, “lưng” lại dựa chắc vào lục địa châu Á. Việt Nam được ví như một “ban công” hướng ra Thái Bình Dương, là đầu cầu nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Vị trí đặc biệt cuả Việt Nam hấp dẫn tất cả các nước “lớn”. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc xâm chiếm Việt Nam đã từng xảy ra trong lịch sử. Trong tương lai, Việt Nam cũng khó tránh khỏi trở thành đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa các nước “lớn” trong các mối quan hệ phức tạp, đan xen.
“Tài nguyên” vị trí địa - chính trị có được và tồn tại khách quan nhưng để có thể khai thác hiệu quả “tài nguyên” đó, phát huy những thế mạnh, nâng cao vị thế, vai trò của quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu lại đòi hỏi những nhân tố chủ quan. Vị trí địa lý cuả một quốc gia là điều không thể thay đổi song vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế cuả quốc gia đó có thể biến đổi - với ý nghĩa tăng lên hoặc giảm đi vai trò của chủ thể - trong mỗi giai đoạn lịch sử. Điều này tương ứng và phụ thuộc với đường lối, chính sách điều hành đất nước trong thời kỳ đó, tỷ lệ thuận với sự vững mạnh của quốc gia, sự năng động trong các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương.
Nhìn từ vị trí địa - chính trị, đây được một loại “tài nguyên” có giá trị quan trọng, làm tăng vai trò của Việt Nam trong khu vực. Trong khi phải đồng thời giữ được những mối quan hệ cân bằng để cùng hợp tác và phát triển các thế lực lớn, điều không thể thiếu là Việt Nam phải củng cố các mối quan hệ đa phương và song phương của mình. Khai thác “tài nguyên” địa - chính trị, địa - kinh tế của mình một cách hữu hiệu, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển.
Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao: Vững tin vào chính nghĩa, lựa chọn hòa bình
Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một nguyên lý cơ bản mới về quyền dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Ngay sau khi giành lại được độc lập, bên cạnh việc củng cố, xây dựng chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những hoạt động tích cực mở rộng quan hệ quốc tế. Năm 1955, Người khẳng định: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được” .
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì tìm cách hoà bình, tìm con đường hoà bình để đem lại hoà bình cho nhân dân, cho đất nước Việt Nam với đầy đủ nội dung về quyền dân tộc. Với con đường hòa bình, Hồ Chí Minh hướng đến điều hòa sự đa dạng về xu hướng chính trị, chế độ xã hội giữa các nước để các dân tộc gần gũi nhau, hiểu biết nhau, để mở rộng sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng và khu vực, hướng tới hòa bình và thịnh vượng. Người nhiều lần bày bày tỏ quan điểm: “Nhân dân Việt Nam cực kỳ yêu chuộng hòa bình, bởi vì cần có hòa bình để xây dựng nước nhà, cần có hòa bình để khôi phục và mở mang kinh tế và văn hóa, làm cho mọi người dân được hưởng tự do, hạnh phúc, áo ấm, cơm no” . Và “Nguyện vọng của nhân dân nước Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, có quan hệ hữu nghị và bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới” . Khi cuộc leo thang chiến tranh cuả Mỹ đang tàn phá đất nước Việt Nam, ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Người đặt lòng tin tuyệt đối vào chính nghĩa, vào hòa bình, vào khát vọng và ý chí thống nhất dân tộc, vào sức mạnh vô địch của nhân dân. Chân lý này đã không chỉ đi theo dân tộc Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ và hào hùng đã qua mà còn tiếp tục đi cùng cả dân tộc Việt Nam trên các chặng đường xây dựng và phát triển đất nước.
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, một trong những bài học thành công được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết: Đã kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Kinh nghiệm này tiếp tục được phát huy bối cảnh mới. Việt Nam đã và đang xây dựng một mô hình phát triển tự do về kinh tế, trung lập về an ninh, độc lập về chính trị. Gần đây nhất, ngày 11/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS, Washington D.C) trong chuyến thăm Mỹ: “Giữa độc lập và phụ thuộc, Việt Nam luôn chọn độc lập với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; giữa thương lượng và đối đầu, Việt Nam chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, Việt Nam chọn đối thoại; giữa hoà bình và chiến tranh, Việt Nam chọn hoà bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, Việt Nam chọn hợp tác và cạnh tranh thì phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau. Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng” . Thủ tướng đã nói lên cả “tâm thế” và vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế đa phương phức tạp ngày nay, khi các mối bất ổn, những sự tranh giành ảnh hưởng và cả xung đột, chiến tranh vẫn còn đang hiện diện. Tuy nhiên, sự xích lại / và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia cũng diễn ra như một xu hướng tất yếu khi thế giới ngày nay đã trở thành một “môi trường cộng sinh” cả về kinh tế và văn hoá./.
Thực hiện: Ngô Vương Anh

Ngắm Hoa hậu Mỹ Linh mặc váy cưới đẹp mê hồn chờ “chồng”

"Chưa lấy chồng đã mặc váy cưới", Hoa hậu Mỹ Linh đẹp hút hồn người đối diện. Mới đây, người đẹp vướng tin đồn được cầu hôn, sắp lên xe hoa.

Ngam Hoa hau My Linh mac vay cuoi dep me hon cho “chong”
Tin đồn Hoa hậu Mỹ Linh được cầu hôn, sắp cưới khiến dư luận xôn xao. Ảnh: Tiền Phong

Ngày 21/6, số ca COVID-19 tại Việt Nam bất ngờ tăng vọt

Ngày 21/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 748 ca nhiễm mới (tăng 228 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố, có 636 ca trong cộng đồng.

Cụ thể: Hà Nội (145), Phú Thọ (74), Nghệ An (44), Lào Cai (42), Bắc Ninh (37), Yên Bái (34), TP. Hồ Chí Minh (26), Quảng Ninh (25), Hà Nam (22), Hải Dương (21), Bắc Giang (19), Vĩnh Phúc (19), Cao Bằng (17), Hòa Bình (16), Hưng Yên (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (15), Đà Nẵng (15), Thái Bình (15), Quảng Bình (14), Thái Nguyên (13), Tuyên Quang (13), Quảng Ngãi (12), Lai Châu (11), Quảng Trị (10), Long An (9), Bắc Kạn (9), Nam Định (8 ), Sơn La (8 ), Lâm Đồng (8 ), Lạng Sơn (7), Thanh Hóa (5), Ninh Bình (5), Tây Ninh (4), Đồng Tháp (2), Gia Lai (2), Hải Phòng (2), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Định (1), Kiên Giang (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (-12), Hà Giang (-10), Bạc Liêu (-9).

“Tôi chưa nhìn thấy đáy chuỗi suy thoái ở đâu“

- Theo TS Phạm Sỹ An, tăng trưởng nhiều năm vẫn dựa vào khai thác tài nguyên, đầu tư mở rộng... Nếu dựa vào khai thác tài nguyên mà phát triển được thì sẽ không có động lực để tìm kiếm các công nghệ mới, cải tiến khoa học kỹ thuật...

Ngân hàng bảo: Ổn định đi rồi tôi cho vay

Mấy hôm nay, các ngân hàng đồng loạt giảm trần lãi suất cho vay về trên dưới 10%, theo ông thì mức lãi suất này có phải là hàn thử biểu đo chỉ báo của nền kinh tế không?

Nếu để thị trường tự quyết định thì lãi suất là chỉ báo của nền kinh tế. Nhưng lãi suất là công cụ của Ngân hàng Nhà nước để điều hành nền kinh tế như điều tiết lạm phát, điều tiết tăng trưởng... Hàn thử biểu phải nhìn chủ yếu vào hoạt động sản xuất, hàng tồn kho của doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản...

Doanh nghiệp cần vốn, ngân hàng cần kinh doanh có lãi. Thế nhưng, một số ngân hàng đang dư thừa vốn đến vài tỷ đô la Mỹ. Vì sao lại có sự bất cập này?

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các ngân hàng sẽ rất e dè khi cho doanh nghiệp vay vì rủi ro lớn là không trả được nợ.

Thông thường doanh nghiệp đi vay thì tài sản thế chấp là nhà. Nhưng trên thị trường bất động sản thì giá nhà đi xuống, tính thanh khoản cũng thấp. Doanh nghiệp khó khăn thì nguy cơ phá sản hoặc giải thể cũng rất cao. Nên dù ngân hàng có thừa vốn và doanh nghiệp đang đói vốn thì ngân hàng cũng không muốn cho vay. Doanh nghiệp đang đói vốn, cần vốn ngân hàng để sản xuất thì ngân hàng lại bảo ông phải ổn định trước đi thì tôi mới cho vay.

Theo ông kinh tế hiện có ốm nặng quá không?

Theo tôi, chỉ cần nhìn vào số lượng doanh nghiệp phá sản giải thể và số đăng ký mới như thế nào là biết được. Nhìn chung số doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn, đình trệ sản xuất, giải thể đóng cửa, trốn thuế... rất lớn. Nó phản ánh bức tranh chung của nền kinh tế đang rất khó khăn, môi trường kinh doanh không tốt.

Theo ông dự đoán liệu tình trạng  trên còn kéo dài bao lâu?

Theo tôi, nền kinh tế sau quý 3 hoặc quý 4 sẽ có chiều hướng ngóc đầu lên.

Dựa vào đâu để tin như vậy?

Dựa vào các chính sách thuế và chính sách tiền tệ hiện nay, nó tác động tích cực đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách đó chưa đủ mà phải có những chính sách dài hạn hơn. Ví dụ như giảm hẳn thuế doanh nghiệp xuống còn 20% chứ không phải chỉ giảm cho một vài năm, môi trường kinh doanh, kiềm chế lạm phát ở mức thấp và ổn định. Tiếp đến là tăng tính cạnh tranh của thị trường, không để cấu trúc thị trường méo mó bởi những ông độc quyền nữa.

Tôi vẫn chưa nhìn thấy đáy đâu

Có người cho rằng, nền kinh tế của ta đang ở đáy của chuỗi suy thoái, ông có đồng quan điểm?

Tôi vẫn chưa nhìn thấy đáy đâu. Qua phân tích chuỗi số liệu thì xu hướng tăng trưởng dài hạn đang giảm, tăng trưởng ngắn hạn cũng đi xuống. Nó cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang khó khăn gấp đôi.

Theo ông vì sao lại dẫn đến hệ quả này?

Theo tôi thì do sự yếu kém trong mô hình tăng trưởng tích tụ từ nhiều năm về trước như đầu tư mở rộng, khai thác tài nguyên, lạm phát tăng cao năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy lãi suất lên cao, hạn chế tăng trưởng tín dụng và có cả sự tác động của tình hình kinh tế quốc tế như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

Nghĩa là nó có xuất phát từ việc điều hành nền kinh tế chưa thực sự chuẩn?

Một phần là như thế. Mô hình điều hành kinh tế của ta không kịp thời điều chỉnh. Tăng trưởng nhiều năm dựa vào khai thác tài nguyên, đầu tư mở rộng... đều là do chính sách của Chính phủ.

Ông vừa nói đến cả việc khai thác tài nguyên?

Nếu dựa vào khai thác tài nguyên mà phát triển được thì sẽ không có động lực để tìm kiếm các công nghệ mới, cải tiến khoa học kỹ thuật. Giống như một người được chu cấp một khoản tiền cố định nào đó đủ để tiêu dùng, thì họ cũng cứ thế mà ngồi chơi và hưởng thụ thôi, không cần phải lao động nữa.
TS Phạm Sỹ An, Phó trưởng phòng Kinh tế Vĩ mô, Viện Kinh tế Việt Nam.
TS Phạm Sỹ An, Phó trưởng phòng Kinh tế Vĩ mô, Viện Kinh tế Việt Nam.

Chính sách thiếu độ tin cậy

Ban nãy ông có nói là cuối quý 3 hoặc trong quý 4 kinh tế sẽ phục hồi. Thế nhưng, một số chuyên gia cho rằng đáy của kinh tế sẽ xuất hiện trong cuối quý 2. Quan điểm của ông thế nào?

Thực ra các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vừa rồi, tập trung vào thuế và lãi suất, nếu có tác động thì sẽ rơi vào khoảng quý 3 và 4. Trong quý 2 thì hơi khó.

Nó chưa thể phục hồi ngay trong quý 2 phải chăng bởi những vấn đề mà nền kinh tế đang gặp phải thực sự nghiêm trọng?

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và của bản thân tôi là rất nghiêm trọng.

Phải chăng ta đã làm sai?

Năm 2011 lạm phát trên 18%. Theo nguyên lý kinh tế, để kiềm chế lạm phát thì bắt buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ bằng cách đẩy lãi suất lên cao và hạn chế tăng trưởng tín dụng. Nhưng mặt trái của nó là tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất.

Hầu hết các nước khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt luôn xác định đánh đổi tăng trưởng và lạm phát. Tuy  nhiên, có những nước thành công trong việc vừa kiềm chế lạm phát mà vẫn đảm bảo tăng trưởng, không sụt giảm lớn là do chính sách tiền tệ có độ tin cậy rất cao.

Ta không thực hiện thành công, ý ông là chính sách tiền tệ của ta chưa có độ tin cậy?

Ở ta thì tái diễn thành chu trình rồi. Bao giờ khi lạm phát tăng cao thì các chuyên gia kêu gọi chính sách tiền tệ thắt chặt và tài khóa thu hẹp. Nhưng khi thắt chặt thì cộng đồng doanh nghiệp kêu khó. Khi đó lại phải thay đổi chính sách để tháo gỡ. Các nước khác đã đưa ra chính sách là họ thực hiện kiên định, không có sự thay đổi.

Doanh nghiệp kêu vì biết tiếng kêu của mình có thể tạo ra sự thay đổi của chính sách. Nếu họ biết rằng chính sách tiền tệ đã thắt chặt thì không có chuyện nới lỏng, họ sẽ không kêu nữa. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải tự tìm cách cứu mình bằng cách giảm giá bán lẻ, xả hàng tồn kho. Khi đó cái sự đánh đổi sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cái này gọi là độ tin cậy của chính sách. Khi chính sách thiếu độ tin cậy thì sự đánh đổi sẽ rất lớn.

Độ tin cậy của chính sách ở Việt Nam thì sao?

Độ tin cậy vào chính sách ở Việt Nam đang tốt lên nhiều. Những năm trước, có thời điểm nó không tốt tí nào. Ví dụ hôm trước đưa ra quy định sẽ không điều chỉnh tỉ giá nhưng hôm sau lại điều chỉnh ngay. Đầu năm bảo sẽ thực hiện thắt chặt, đến giữa hoặc cuối năm khi doanh nghiệp khó khăn thì lại đảo ngược lại.

Việc xây dựng độ tin cậy sẽ mất bao nhiêu thời gian?

Nó phụ thuộc vào cách mà chính phủ điều hành. Năm nay mà tin cậy, năm sau và năm sau nữa cũng thế thì nó hình thành độ tin cậy cho chính sách. Khi đó việc kìm chế lạm phát đánh đổi bằng tốc độ tăng trưởng sẽ ít hơn nhiều.

Xin cảm ơn ông!
Cuối 2011 đến giờ thì doanh nghiệp khá khó khăn. Hỗ trợ doanh nghiệp là nhằm mục tiêu ổn định sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng chứ không phải là mục tiêu giảm giá. Chính sách thuế sẽ vừa làm tăng tổng cầu, vừa kích thích các hoạt động sản xuất để tăng tổng cung. Nếu sản xuất doanh nghiệp tăng mạnh thì thúc đẩy tăng trưởng nhưng nó cũng có sức ép tăng giá. Vì khi nhu cầu đầu vào tăng với một nguồn cung nhất định thì sức ép tăng giá là bình thường. Nhưng giá cả năm nay không phải là vấn đề lớn nữa. Trước tình hình thắt chặt chi tiêu của người dân thì chính cách doanh nghiệp phải tìm chỗ đứng cho mình bằng sự cạnh tranh và tự phải tái cấu trúc lại chính mình.

Việt Nam được du khách yêu thích hơn Ấn Độ

Đây là dự báo của Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA). Khi được hỏi tên nước dự báo sẽ được nhiều du khách chọn thăm trong năm tới, các thành viên tích cực của hiệp hội này đã bầu nhiều nhất cho Myanmar, Việt Nam và Ấn Độ.
Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam.
 Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam.

Đứng tiếp theo trong danh sách các điểm đến “phi truyền thống” có thể được du khách để mắt đến nhiều nhất là Peru, Campuchia, Brazil, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica và Ecuador.

Thủy Anh được Đăng Khôi tặng quà gần 5 tỷ…quyến rũ cỡ nào?

Hot girl một thời Thủy Anh sở hữu vóc dáng nóng bỏng dù từng 2 lần sinh nở. Mới đây, cô được ông xã Đăng Khôi tặng quà sinh nhật có tổng trị giá 4,6 tỷ đồng.

Thuy Anh duoc Dang Khoi tang qua gan 5 ty…quyen ru co nao?
 Đăng Khôi tặng Thủy Anh 2 chiếc túi và một chiếc đồng hồ có tổng trị giá 4,6 tỷ đồng nhân dịp sinh nhật. Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên nam ca sĩ tặng vợ quà tiền tỷ.