Tại sao Nam Cực có hải cẩu, cá voi mà không có gấu?

Cả hai cực đều là nơi sinh sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ có Bắc Cực là nơi sinh sống của loài gấu lớn nhất Trái đất, gấu Bắc Cực.

Tai sao Nam Cuc co hai cau, ca voi ma khong co gau?

Loài gấu trắng khổng lồ này chỉ sống ở Bắc Cực.

Hầu hết các loài gấu sống ở Bắc bán cầu; gấu Bắc Cực cũng không ngoại lệ.

Gấu Bắc Cực (Ursus maritimus) và đàn con của chúng có thể được tìm thấy xung quanh Vòng Bắc Cực ở Alaska, Canada, Greenland (một phần của Đan Mạch), Na Uy, Nga và đôi khi là Iceland. Bộ lông của gấu Bắc Cực đặc biệt thích hợp với nhiệt độ có thể xuống dưới âm 30 độ C. Chúng sống trên băng trong phần lớn cuộc đời, ăn hải cẩu giàu chất béo giúp chúng tràn đầy năng lượng trong thời gian dài.

Nam Cực cũng có biển băng, nhiệt độ lạnh và hải cẩu. Vậy tại sao không có bất kỳ loài gấu Bắc Cực nào trên lục địa cực nam?

Andrew Derocher, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Alberta ở Canada, người đã nghiên cứu về gấu Bắc Cực trong gần 40 năm, cho biết: “ Gấu phần lớn là một hiện tượng ở Bắc bán cầu. Ngoài gấu Andean ( Tremarctos ornatus ) của Nam Mỹ, gấu chỉ xuất hiện ở Bắc bán cầu. Không có lý do cụ thể cho điều này, chỉ là một số loài tiến hóa ở một số nơi và một số thì không."

Derocher cho biết thêm: “Địa lý sinh học đầy những điều kỳ quặc. Một số loài đã đến được những nơi mới và một số thì không."

Đặc biệt, đối với gấu Bắc Cực, chưa từng có lần nào trong lịch sử tiến hóa của chúng khi hai cực Bắc và Nam được nối với nhau bằng băng. Mọi người nói gấu Bắc Cực là loài ăn thịt trên cạn lớn nhất trên thế giới, nhưng chúng hoàn toàn không phải là loài trên cạn. Những con gấu trắng, lớn sống trên biển băng gần như cả đời, chỉ thỉnh thoảng lên bờ để sinh sản.

Về mặt tiến hóa, gấu Bắc cực là một loài tương đối trẻ. Chúng tiến hóa từ tổ tiên chung của gấu nâu ( Ursus arctos ) vào khoảng 5 triệu đến 500.000 năm trước. Nhưng thậm chí 5 triệu năm trước, các lục địa ở vị trí tương tự như ngày nay, gấu Bắc Cực không bao giờ có cơ hội đi từ cực này sang cực khác.

Vùng đất gần nhất với Nam Cực là mũi phía nam của Nam Mỹ, bao gồm Chile và Argentina. Để đến Nam Cực, gấu Bắc Cực sẽ phải vượt qua Drake Passage đầy nguy hiểm. Khu vực này cũng được biết đến với những cơn bão mạnh và biển động vì nước lạnh từ phía nam chạy vào nước ấm từ phía bắc.

Nhưng nếu gấu Bắc Cực có cơ hội, liệu chúng có sống sót ở Nam Cực?

Ở Bắc Cực, gấu ăn hải cẩu và thỉnh thoảng là chim hoặc trứng. Nam Cực có nhiều loài, trong đó có sáu loài hải cẩu và năm loài chim cánh cụt. Thêm vào đó, không có loài động vật nào trong số đó tiến hóa để cảnh giác với những kẻ săn mồi lớn, lưu động trên đất liền. Sự háu ăn của gấu Bắc Cực có thể dẫn đến sự sụp đổ sinh thái. Có lẽ, Bắc Cực là nơi tốt nhất cho loài gấu này sinh sống. 

Tìm thấy khối đá hàng nghìn tỷ đồng, chủ nhân ngày đêm nơm nớp

Việc tìm thấy khối đá ngọc lục bảo quý hiếm đã khiến một người đàn ông sống trong sợ hãi do sợ bị bắt cóc, tống tiền và cướp có vũ trang.

Tim thay khoi da hang nghin ty dong, chu nhan ngay dem nom nop
 Một khối ngọc lục bảo cao 1,3 m nặng hơn 360 kg được tìm thấy ở sâu dưới mỏ Carnaiba, Bahia, Đông Bắc Brazil. Sau khi được phát hiện, khối đá này được bảo vệ tại một địa điểm bí mật.

Tuyên bố sốc: Gấu Bắc Cực có thể biến mất vào cuối thế kỷ này

Sự biến mất mạnh mẽ của băng ở Bắc Cực vào mùa hè sẽ có tác động lâu dài, khiến loài gấu Bắc Cực có thể biến mất vào cuối thế kỷ này. 

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay
Băng ở biển Bắc Cực đã giảm dần kể từ khi các vệ tinh ghi nhận từ năm 1979, nhưng một nghiên cứu mới đưa ra nhận định rằng, nếu tình trạng biến đổi khí hậu hay Trái Đất ấm lên không được đảo ngược thì vào cuối thế kỷ này, băng ở biển Bắc Cực có thể biến mất hoàn toàn vào mùa hè. 

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-2
 Điều này có thể đẩy gấu Bắc Cực và các loài sống phụ thuộc vào băng khác đến nguy cơ tuyệt chủng.

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-3
 "Vùng băng tận cùng cực" là vùng chứa lớp băng dày nhất, lâu đời nhất ở Bắc Cực. Nó trải dài trên diện tích hơn 380.000 dặm vuông (1 triệu km vuông) từ bờ biển phía tây của Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada đến bờ biển phía bắc của Greenland.  Khi các nhà khoa học đặt tên cho vùng băng dày 13 foot (4 mét) này, họ nghĩ rằng nó sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-4
Nhưng hiện tại, theo cả kịch bản lạc quan và bi quan nhất về sự ấm lên của Trái Đất liên quan đến biến đổi khí hậu, vùng băng biển sẽ mỏng đi đáng kể vào năm 2050. Trong kịch bản lạc quan nhất, trong đó lượng khí thải carbon được hạn chế ngay từ bây giờ và đáng kể để ngăn chặn sự nóng lên tồi tệ nhất, nó có thể chỉ dẫn đến một phần của vùng băng bị tan rã.

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-5
 Bằng không trong một kịch bản bi quan nhất, trong đó lượng khí thải tiếp tục tăng với tốc độ như hiện tại, thì băng mùa hè - và gấu Bắc Cực, hải cẩu sống trên đó có thể biến mất vào năm 2100, các nhà nghiên cứu cho biết trong một nghiên cứu mới.

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-6
 “Thật không may, đây là một nghiên cứu lớn mà chúng tôi đang thực hiện”, đồng tác giả nghiên cứu Robert Newton, một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia cho biết trong một tuyên bố. "Nếu băng quanh năm biến mất, toàn bộ hệ sinh thái phụ thuộc vào băng sẽ sụp đổ, và một điều gì đó bi quan nhất sẽ bắt đầu mà giới khoa học sẽ không thể dự đoán được".

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-7
 Lớp phủ băng biển ở Bắc Cực phát triển và co lại mỗi năm, đạt mức tối thiểu vào cuối mùa hè khi tan, sau đó dần phục hồi vùng băng từ tháng 9 mùa thu kéo dài qua mùa đông và đạt cấu trúc băng dày nhất ở mức tối đa vào tháng 3 năm sau. Nhưng khi carbon dioxide và các khí nhà kính khác ngày càng góp phần vào sự ấm lên của bầu khí quyển, khoảng thời gian đóng của băng biển đã biến động dần giữa các giới hạn thời gian theo mùa, theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Châu Âu (NSIDC).

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-8
Vì thế, mức độ bao phủ của băng giảm mạnh hơn có thể có tác động làm tê liệt cuộc sống của các loài động vật sống trên hoặc dưới mạng lưới băng chuyển dịch, bao gồm tảo quang hợp, động vật giáp xác nhỏ, cá, hải cẩu, cá voi đầu đỏ và gấu Bắc Cực. Các nhà nghiên cứu viết: “Ví dụ như hải cẩu vành khuyên và gấu Bắc Cực đã dựa vào ổ của chúng trong bề mặt băng biển có nhiều rãnh và gợn sóng để sinh sống”.

Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-9
 Bởi vì là loài săn mồi chuyên biệt, gấu Bắc Cực ( Ursus maritimus ) sẽ đặc biệt dễ bị tuyệt chủng nếu băng biến mất. Thích nghi với việc ẩn nấp trên băng biển, gấu Bắc Cực săn mồi bằng cách vồ những con hải cẩu không may trồi lên mặt nước để thở.
Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-10
 Gấu Bắc Cực có bộ hàm thích nghi để tiêu thụ thịt mềm; và mặc dù hiện nay có những con gấu đã được nhìn thấy chuyển chế độ ăn uống của chúng sang trứng chim biển và tuần lộc khi ở trên cạn, nhưng một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Frontiers in Ecology and the Environment cho thấy rằng, lượng calo chúng thu được từ những nguồn này không cân bằng với lượng calo mà gấu đốt cháy.
Tuyen bo soc: Gau Bac Cuc co the bien mat vao cuoi the ky nay-Hinh-11
Ngoài ra, sự thay đổi môi trường sống nhanh chóng này có thể khiến gấu Bắc Cực tuyệt chủng hoặc dẫn đến giao phối rộng rãi hơn với gấu xám (Ursus arctos horribilis). Chúng có nguy cơ mở rộng về phía bắc khi khí hậu ấm lên, Live Science đưa tin trước đó. Quá trình này cuối cùng có thể thay thế gấu Bắc Cực bằng gấu lai. Ảnh: Một con gấu Bắc Cực (Ursus maritimus) đứng trên biển băng tan chảy gần quần đảo Harbour, Canada. Nguồn: @Getty Images.

Quái vật 100 tuổi bất ngờ dạt vào bờ biển Anh: Loài siêu hiếm!

Một chú cá mập Greenland hiếm gặp mắc cạn tại Cornwall có độ tuổi ít nhất là 100 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa rõ tại sao nó dạt vào bờ.

Quai vat 100 tuoi bat ngo dat vao bo bien Anh: Loai sieu hiem!
 Xác cá mập Greenland được trông thấy lần đầu tiên trên bãi cát ở cảng Newlyn Harbour, Cornwall, thuộc vùng ven biển phía tây nam nước Anh, hôm 13/3.