Sửng sốt "siêu Trái đất" mới quay quanh Proxima Centauri

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học phát hiện một ứng cử viên ngoại hành tinh khác quay quanh “hàng xóm” Proxima Centauri. "Siêu Trái đất" này bằng một nửa so với sao Hải Vương và quỹ đạo của nó gấp khoảng 1,5 lần quỹ đạo Trái đất. 

Năm 2016, các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh quay quanh Proxima Centauri (PC), ngôi sao gần nhất với Mặt trời của chúng ta.
Hành tinh được ví như "siêu Trái đất" đó được đặt tên là Proxima c, được nhận định có thể ở được, và vào thời điểm đó, có suy đoán rằng chúng ta có thể gửi một nhà thám hiểm robot đến đó chỉ trong vài thập kỷ.
Ngoại hành tinh mới này bằng khoảng một nửa so với Sao Hải Vương và quỹ đạo của nó gấp khoảng 1,5 lần quỹ đạo Trái đất. Nhiệt độ của nó là khoảng --200 C, nó không có bầu khí quyển.
Sung sot

Nguồn ảnh: Popular Mechanics 

Việc tìm thấy Proxima c vẫn còn đáng ngạc nhiên, bởi vì sự hiện diện của nó thách thức các phỏng đoán của chúng ta về cách siêu Trái đất hình thành và phát triển.
Tác giả chính của nghiên cứu này là Mario Damasso từ Đài quan sát vật lý thiên văn INAF ở Torino, Ý. Nghiên cứu có tiêu đề "Một ứng cử viên hành tinh có khối lượng thấp quay quanh Proxima Centauri ở khoảng cách 1,5 AU." Nó được xuất bản vào ngày 15/1/ 2020.
Sự tồn tại của Proxima c là có vấn đề. Nó nằm trong số các hành tinh siêu Trái đất quay xung quanh các ngôi sao có khối lượng thấp được phát hiện bởi vận tốc hướng tâm, Proxima c cũng ở khoảng cách xa nhất so với ngôi sao chủ của nó với đường băng quỹ đạo cỡ 0,15 AU.
Các tác giả dự đoán rằng, Proxima c đã bị đuổi khỏi vị trí ban đầu gần ngôi sao chủ hơn do một số bất ổn".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sửng sốt siêu Trái đất quỹ đạo cực ngắn quay quanh sao

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh của NASA (TESS) và ba máy quang phổ trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện siêu Trái đất có thời gian quỹ đạo cực ngắn và một hành tinh có khối lượng sao Hải Vương.

Các hành tinh mới tìm thấy quanh HD 213885 (còn được gọi là TOI-141 và TIC 403224672), một ngôi sao loại G 3,8 tỷ năm tuổi nằm cách chúng ta 156 năm ánh sáng.

Hành tinh bên trong có tên là HD 213885b (TOI-141b), lớn hơn Trái đất 1,74 lần và nặng hơn 8,8 lần, khiến nó được gọi là siêu Trái đất.

Choáng váng thác nước chống trọng lực, nước chảy ngược từ dưới lên trời

(Kiến Thức) - Theo Samy, vào thời điểm đó, anh đang đi bộ trên vách đá để ngắm cảnh thì đột nhiên nhìn thấy hiện tượng là lùng. Trên vách đá cách nơi anh đứng không xa, có một thác nước chảy ngược dòng.

Dailymail đưa tin, mới đây, anh Samy Jacobsen, 41 tuổi, trong khi đi du lịch đến Suðuroy, quần đảo Faroe, Đan Mạch bắt gặp hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.
Theo Samy, vào thời điểm đó, anh đang đi bộ trên vách đá để ngắm cảnh thì đột nhiên nhìn thấy hiện tượng lạ lùng. Trên vách đá cách nơi anh đứng không xa, có một thác nước chảy ngược dòng, hay nói cách khác là thác nước này chống lại mọi trọng lực vốn có của Trái đất.
Có thể thấy, nước biển chảy ngược từ dưới lên trên vách đá cao khoảng 470m, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục.

Mời quý vị xem video: Choáng váng cảnh thác nước chống trọng lực, nước chảy ngược từ dưới lên trời.

Lý thuyết mới về cách lỗ đen to nhanh gấp 1000 lần gây "sốc"

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đưa ra một lý thuyết mới về lý do tại sao các lỗ đen trở nên cực kỳ to lớn trong vũ trụ sơ khai. Họ cho rằng các dòng chảy khí hỗn loạn là cách rất dễ nuôi sống lỗ đen.

Các nhà nghiên cứu từ Anh và Úc nghiên cứu cách một số lỗ đen phát triển nhanh đến mức chúng nặng hơn hàng tỷ lần so với Mặt trời, trả lời câu hỏi xem làm thế nào các lỗ đen trở nên lớn quá nhanh.
Giáo sư Andrew King từ Khoa Vật lý và Thiên văn học, Đại học Leicester cho biết: "Hầu hết mọi thiên hà đều có một lỗ đen cực lớn ở trung tâm của nó. Thiên hà Milky Way của chúng ta có một lỗ đen nặng gấp bốn triệu lần so với Mặt trời. Nhưng một số thiên hà có lỗ đen nặng hơn gấp ngàn lần. Chúng tôi biết rằng chúng phát triển rất nhanh sau Vụ nổ Big Bang'.