Sửng sốt phát hiện sao lùn trắng mới kỳ lạ nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra một sao lùn trắng kỳ lạ mới có khối lượng cực kỳ thấp tên là KIC 8145411 cho thấy chúng có thể phổ biến hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Các nhà khoa học phát hiện ngôi sao lùn trắng vô cùng kỳ lạ, đó là một sao lùn trắng có khối lượng cực kỳ thấp tên là KIC 8145411, nó có bạn đồng hành, nhưng ngôi sao đó đủ xa nên không thể đánh cắp khối lượng của sao lùn trắng này.

Bên cạnh đó, tỷ lệ phát hiện một cặp sao như vậy với các nhà khoa học trước đây là khá hiếm, nhưng có thể nó phổ biến hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Kento Masuda, tác giả chính của bài báo mới mô tả nghiên cứu này với trang Space.com trong một e-mail.

Sung sot phat hien sao lun trang moi ky la nhat vu tru
Nguồn ảnh: Space. 

Masuda và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu được thu thập bởi công cụ săn tìm hành tinh nổi tiếng của NASA, kính viễn vọng không gian Kepler .

Các quan sát cho thấy, sao lùn trắng KIC 8145411 chiếm khoảng một phần năm khối lượng Mặt trời của chúng ta, nằm trong nhóm các sao lùn trắng có khối lượng cực thấp.

Điều ngạc nhiên là ngôi sao đồng hành của nó quay quanh quá xa sao lùn trắng chủ nên không thể tương tác hay đánh cắp khối lượng từ sao chủ.

Các nhà khoa học kết luận, một cái gì đó khác phải chịu trách nhiệm cho khối lượng thấp của KIC 8145411, cũng như chi phối khoảng cách quá xa giữa người bạn đồng hành quay quanh nó.

Masuda cho biết, ông và các đồng nghiệp của mình có kế hoạch tiếp tục săn lùng những ngôi sao lùn trắng nhỏ trong các hệ sao nhị phân tương tự để tìm hiểu thêm về hệ thống của chúng.

"Tôi hy vọng họ sẽ giải mã thêm nhiều bí ẩn về hệ thống KIC 8145411 và sẽ có sự hiểu biết đầy đủ hơn về các sao lùn trắng trong hệ sao nhị phân," Masuda nói.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kỷ lục lỗ đen cực nặng trong thiên hà trung tâm Abell 85

(Kiến Thức) - Trong không gian, các lỗ đen xuất hiện với các kích cỡ và khối lượng khác nhau. Kỷ lục hiện thuộc về một lỗ đen nằm trong cụm thiên hà Abell 85, với khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời của chúng ta nằm ở giữa trung tâm Holm 15A. 

Theo đó, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang học từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.

Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gấp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.

Choáng váng cách lỗ đen pac-man mới "ăn" ngấu nghiến lỗ đen khác

(Kiến Thức) - Giống như siêu anh hùng từ trò chơi điện tử nổi tiếng Pac-Man, các lỗ đen có thể phát triển bằng cách ngấu nghiến các lỗ đen khác, một nghiên cứu mới cho thấy.

Các mô phỏng cho thấy điều này có thể xảy ra ở các khu vực ngay bên ngoài vùng ảnh hưởng lực hấp dẫn của các lỗ đen siêu lớn, nằm trong trái tim của các thiên hà.

Ở những vùng này, trọng lực hút khí, sao, bụi và thậm chí các lỗ đen khác vào lỗ đen siêu lớn.