Sửng sốt phát hiện mới về siêu tân tinh HSC16aay

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới được trình bày bởi một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế cho thấy, HSC16aay phát hiện gần đây được chỉ định là siêu tân tinh loại IIn. 

HSC16aay lần đầu tiên được xác định qua một cuộc khảo sát Subaru / Hyper Suprime-Cam (HSC), được thực hiện trên kính viễn vọng Gemini South ở Chile, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 4 /2017.

Các quan sát sau đó cho thấy, đường cong ánh sáng của nó đã phát triển rất chậm và siêu tân tinh này có độ dịch chuyển quang phổ trong vũ trụ là 1,45. Điều này cho thấy,  HSC16aay có thể là siêu tân tinh siêu đỏ loại IIn.

Sung sot phat hien moi ve sieu tan tinh HSC16aay
 Nguồn ảnh: Phys.

"Quang phổ của HSC16aayt cho thấy đường phát xạ hẹp, có cường độ mạnh và chúng tôi phân loại nó là siêu tân tinh loại IIn", các nhà thiên văn viết trong bài báo.

Kết luận của nhóm nghiên cứu Moriya cho thấy, SC16aayt là siêu tân tinh loại IIn, nó là một phân lớp SNe giàu hydro, cho thấy các vạch phát xạ hẹp biểu hiện rõ trong quang phổ.

Những đường phát xạ hẹp này bắt nguồn từ sự tương tác giữa ejecta từ siêu tân tinh với môi trường quang phổ dày đặc (CSM), được hình thành bởi các vật thể tổ tiên lân cận trước khi chúng phát nổ. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sững sờ hành tinh đá nóng bỏng, có cùng lúc 3 mặt trời

(Kiến Thức) - Mới đây, các nhà khoa học Mỹ khám phá ra một hành tinh đá nóng bỏng cách trái đất chỉ 22,5 năm ánh sáng, được cho là có cùng lúc 3 mặt trời, gây bất ngờ cho giới đam mê vũ trụ toàn thế giới.

Hành tinh đá nóng bỏng, có cùng lúc 3 mặt trời nói ở đây là thành viên của một hệ 3 sao tên LTT 1445

Kỳ lạ những đám mây dạ quang ấn tượng ở Bắc Cực

(Kiến Thức) - Một hình ảnh kỳ lạ về mây dạ quang ở vùng Bắc Cực của Trái đất được quan sát qua hệ thống vệ tinh. Những đám mây này mang năng lượng ánh sáng mãnh liệt.

Theo đó, vào ngày 12/6/2019, hệ thống vệ tinh của NASA đã phát hiện những đám mây dạ quang ở vùng Bắc cực.

Đó là những đám mây xuất hiện trong suốt một giờ sau khi mặt trời lặn. Những đám mây này mang năng lượng ánh sáng mãnh liệt, có khả năng phản chiếu ánh sáng ngay cả khi mặt trời ở dưới đường chân trời.