Sững sờ hiện tượng kỳ quái trong thiên hà Perseus

(Kiến Thức) - Một đám mây băng giá cực lạnh, có độ khuếch tán thấp, tồn tại bền vững trong môi trường intercluster suốt cả 1 tỷ năm được tìm thấy bên cạnh thiên hà Perseus, gây ngạc nhiên giới khoa học.

Mới đây, đài quan sát Chandra X-Ray của NASA, XMM-Newton của ESA và vệ tinh ROSAT của Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức bất ngờ đồng quan sát thiên hà Perseus và phát hiện một đối tượng thiên văn kỳ lạ nằm ở bên trái, theo bức ảnh.

Sung so hien tuong ky quai trong thien ha Perseus
Nguồn ảnh: Phys. 

Theo các chuyên gia, đó là một đám mây phân tử cực lạnh, có độ khuếch tán thấp, tồn tại bền vững trong môi trường intercluster suốt cả 1 tỷ năm từ lúc hình thành. Bên trong đám mây này bao gồm nhiều phân tử hóa học, khí, vật liệu, bụi năng lượng đều tồn tại ở dạng băng giá.

Trong lần quan sát mới nhất, có thể thấy đám mây băng giá này ít hoạt động, di chuyển chậm và ít có bất kỳ tác động nào lên thiên hà Perseus.

Mời quý vị xem video:  Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Được biết, thiên hà Perseus chứa hàng nghìn sao nhỏ và một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm. Và lỗ đen này chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường khắc nghiệt cho toàn bộ hệ thống thiên hà này.

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện một vệt đuôi khí nóng khổng lồ, kéo dài hơn một triệu năm ánh sáng từ một cụm thiên hà khổng lồ.

Trước giờ, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.

Mặc dù các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà riêng lẻ, bên cạnh đó cũng chứa nhiều phân tử khí nóng, tạo ra tia X và vật chất tối bí ẩn không nhìn thấy được.

Diện mạo thiên hà “ăn thịt” mới trong vũ trụ gây sốc

(Kiến Thức) - Không riêng gì các thiên hà lớn như Milky Way mà các thiên hà nhỏ khác cũng có thói quen “ăn tạp” trong vũ trụ, có nghĩa nuốt chửng hàng loạt ngôi sao vào trong hệ thống của mình.

Các chuyên gia NASA vừa phát hiện một thiên hà có tên khoa học là Sextans. Nó là một thiên hà nhỏ, có kích thước nhỏ hơn 1.000 lần so với thiên hà Milky Way.
Trong quan sát mới nhất, thiên hà Sextans đã có động thái ăn tạp. Có nghĩa là nó đã nuốt chửng hàng loạt ngôi sao vào trong hệ thống của mình bao gồm các loại sao xanh giàu kim loại, sao đỏ ít kim loại.