Sức mạnh quần chúng góp phần phá án vụ thảm sát ở Bình Phước

Sức mạnh quần chúng trong vụ thảm sát ở Bình Phước đã được phát huy triệt để. Đáng nói, ngay cả những đối tượng từng có tiền án cũng cung cấp thông tin cho CQĐT.

Chia sẻ trên Thanh Niên, Trung tướng Phan Văn Vĩnh cho biết đến đầu giờ chiều ngày 7/7, đã có hàng ngàn cán bộ công an được huy động, trong đó riêng Bộ Công an đã huy động 14 đơn vị nghiệp vụ từ Hà Nội và TP.HCM vào tham gia phá án vụ thảm sát ở Bình Phước. Ngoài ra, 10 lãnh đạo của công an các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, TP.HCM và Đông Nam bộ được huy động trực tiếp vào hiện trường để nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo các phương án phối hợp.
Suc manh quan chung gop phan pha an vu tham sat o Binh Phuoc
Trung tướng Phan Văn Vĩnh. 
Tướng Vĩnh cũng cho biết, bên cạnh sự tận tụy của cán bộ chiến sĩ công an còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Trên báo Công an nhân dân, ông cho biết, trong số hàng nghìn nguồn tin báo của quần chúng, có những tin báo của quần chúng nhân dân tốt, các chủ quán, chủ tiệm ở TP.HCM, người ở nước ngoài… thậm chí là đối tượng từng có tiền sự.

“Có những tin nhắn phân tích, nhận định khá đầy đủ, có tin nhắn chỉ nêu quan điểm cá nhân, nhưng dù ít hay nhiều chúng tôi đều trân trọng. Chúng tôi xác định đây là nguồn tài liệu quý, phải được trân trọng, lắng nghe, trên cơ sở đó đánh giá, phân tích, nhận định… để có thêm tư duy phá án…”.
Cũng theo vị tướng này, bài học thứ 2 là sự chỉ đạo hết sức sát sao, toàn diện của lãnh đạo Bộ Công an, mà đặc biệt là đồng chí Bộ Trưởng Trần Đại Quang, Thứ trưởng Lê Quý Vương. Hàng giờ Ban chuyên án đều có sự liên lạc, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, các CBCS tham gia phá án…
Và đến 15h chiều 10/7, vụ án đã được khám phá, các đối tượng bị bắt giữ, lực lượng Công an đã hoàn thành nhiệm vụ bước đầu, sau đó sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ, sớm đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật…

Vụ thảm sát ở Bình Phước qua góc nhìn của luật sư

(Kiến Thức) - Không loại bỏ đây giả định hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước là những sát thủ chuyên nghiệp hoặc đã sử dụng chất kích thích trước khi sát hại nạn nhân.

Liên quan đến vụ thảm sát ở Bình Phước, PV báo Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội và đồng nghiệp.
Dưới góc nhìn của một luật sư, ông Tiến chia sẻ, những năm gần đây, các vụ án giết người, cướp của với tính chất “man rợ, côn đồ”, liên tục xảy ra. Không lâu trước đây, dư luận đã xôn xao lo lắng với vụ giết người cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích do Lê Văn Luyện gây ra, hay như các vụ thảm án ở Nam Định, nữ sát thủ chém 3 bà cháu tử vong; Vụ giết 4 người ở Nghệ An...

Những câu hỏi nổi cộm trong vụ thảm sát ở Bình Phước

(Kiến Thức) - Linh gọi điện cầu cứu bằng cách nào? Những dấu vân tay trên tường của ai?... là hai trong số những câu hỏi nổi cộm trong vụ thảm sát ở Bình Phước.

Sau một thời gian ngắn điều tra, cơ quan công an đã tìm ra được hung thủ và giải quyết được những câu hỏi nổi cộm trong vụ thảm sát ở Bình Phước.
Câu hỏi đầu tiên nảy ra khi mọi người tiếp nhận thông tin về vụ án là vì sao hung thủ lại không xuống tay với bé Na, con út của ông bà Mỹ-Nga. Trả lời câu hỏi này, thiếu tướng Tiến cho biết, sau khi gây án xong, đối tượng Nguyễn Hải Dương có xuống tầng 1 để lấy quần áo thay rồi chạy trốn thì phát hiện bé Na đang khóc. Lòng trắc ẩn nổi lên, Dương đã tiến tới dỗ bé ngủ rồi mới tẩu thoát.