
Được Công ty hàng không vũ trụ McDonnell Douglas (nay là Boeing) chế tạo lần đầu tiên vào năm 1977, tên lửa chống hạm Harpoon có tầm bắn xa, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được xem là một biểu tượng trong công nghệ tác chiến hải quân. Ảnh: DefenceTalk.

Tên lửa Harpoon ban đầu được chế tạo để cạnh tranh với tên lửa P-15 Termit do Liên Xô sản xuất. P-15 chính là nguyên nhân khiến tàu khu trục Eliat của Israel bị đánh chìm năm 1967. Từ sau sự kiện đó, người Mỹ hiểu rằng những tàu chiến mặt nước rất dễ bị vũ khí của Liên Xô tấn công. Ảnh: Wikipedia.

Vì vậy vào thời điểm đó, Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu một loại tên lửa mới mà có thể tấn công nhiều mục tiêu ở khoảng cách xa hơn, so với các hệ thống mà họ đang có. Ảnh: Army Recognition.

Những tính năng đáng kinh ngạc đã được tích hợp vào tên lửa huyền thoại này của Mỹ. Harpoon có các khả năng như dẫn đường bằng radar và bay lướt trên biển (giúp hạn chế bị radar phát hiện). Ảnh: EurAsian Times.

Theo thời gian, Quân đội Mỹ đã nhiều lần nâng cấp tên lửa Harpoon. Nhờ đó mà tầm bắn và khả năng dẫn đường của tên lửa đã tăng lên, giúp nâng cao độ hiệu quả khi tấn công mục tiêu. Trong phiên bản cải tiến, Harpoon đã được tích hợp hệ thống dẫn đường định vị toàn cầu (GPS). Ảnh: Wikipedia.

Tên lửa Harpoon II của Mỹ có thể được triển khai trên mọi nền tảng vũ khí. Nó có thể được trang bị cho các vũ khí trên không, trên mặt nước và thậm chí cả tàu ngầm. Do tính linh hoạt này mà Harpoon được nhiều lực lượng hải quân trên thế giới sử dụng.

Trên thực tế, Harpoon lần đầu tiên xuất hiện trong Chiến tranh Iran-Iraq, nơi tên lửa được sử dụng trong nhiều cuộc giao tranh khác nhau. Điều thú vị là tên lửa Harpoon được Iran sử dụng để chống lại các mục tiêu của Iraq, trong khi Iraq được Mỹ hỗ trợ.

Ngoài ra, tác động của tên lửa Harpoon đối với chiến tranh hải quân vượt xa khả năng của nó. Harpoon đã ảnh hưởng đến thiết kế của các tàu hải quân trên toàn thế giới. Vô tình tạo ra các hệ thống phòng thủ tốt hơn, như mồi nhử và hệ thống radar tiên tiến để chống lại mối đe dọa mà Harpoon gây ra.

Quan trọng hơn, sự phát triển của Harpoon đã thúc đẩy việc tạo ra các hệ thống vũ khí khác tiên tiến hơn (cả tấn công và phòng thủ), mở ra kỷ nguyên mà công nghệ tên lửa đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh hải quân.

Về mặt chiến lược, Harpoon đã đóng góp vào khái niệm kiểm soát biển và phủ nhận khu vực. Khả năng của Harpoon trong việc đe dọa tàu địch từ ngoài tầm nhìn, đã giúp Hải quân Mỹ củng cố sự thống trị trong nhiều thập kỉ.

Đến năm 2004, Công ty vũ khí hàng không Boeing đã sản xuất tổng cộng 7.000 tên lửa Harpoon, tính từ khi vũ khí này được phát triển vào năm 1977. Hiện nay, phiên bản nâng cấp của Harpoon là tên lửa AGM-84 H/K được xem là loại tên lửa chống hạm hiệu quả và đáng sợ nhất của Mỹ, có thể tấn công các mục tiêu di chuyển trong mọi thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Ngoài ra, AGM-84 Harpoon vẫn không ngừng được nâng cấp, với biến thể mới nhất hiện tại là AGM-84 Harpoon Block II+Extended lần đầu được giới thiệu vào năm 2015, với tầm bắn lên tới 384km.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Harpoon sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong Hải quân Mỹ. Vấn đề duy nhất mà Hải quân Mỹ phải đối mặt ngày nay là Harpoon hiện đang dần lỗi thời do những tiến bộ của các đối thủ, đặc biệt là những cải tiến công nghệ đáng kinh ngạc đang diễn ra ở Trung Quốc.