Sự thật bất ngờ việc lão tướng Hoàng Trung quy hàng Lưu Bị

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Hoàng Trung xuất hiện từ hồi 53 đến hồi 81 dù được La Quán Trung hư cấu khá nhiều, nhưng về tính cách chân dung thì gần với sử sách.

Hoàng Trung (?-221) tự Hán Thăng quê ở quận Nam Dương thuộc Kinh Châu (Trung Quốc). Ông là một vị tướng cuối thời Đông Hán đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Su that bat ngo viec lao tuong Hoang Trung quy hang Luu Bi
Hoàng Trung là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. 
Mặc dù không rõ năm sinh (không được ghi chép trong sách sử), Hoàng Trung được Tam quốc diễn nghĩa miêu tả là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung và Triệu Vân.
Trước khi đầu quân cho Lưu Bị, ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ huyện Du thuộc quận Trường Sa. Về sau Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu, lệnh cho Hoàng Trung thay chức Tỉ tướng quân, theo thái thú Trường Sa là Hàn Huyền.
Hoàng Trung trong Tam quốc diễn nghĩa được La Quán Trung hư cấu khá nhiều, dù về tính cách chân dung thì gần với sử sách nhưng có nhiều tình tiết được sáng tác.
Theo Tam quốc diễn nghĩa, Lưu Bị mang quân vào Tây Xuyên đánh Lưu Chương, Hoàng Trung nhận lệnh theo vào, tham chiến tại cửa ải Hà Manh. Ông thường dũng cảm xung phong đi đầu trước các sĩ tốt, được đánh giá là can đảm cương nghị. 
Lưu Bị mến mộ tài năng của lão tướng Hoàng Trung, nhiều lần ngỏ ý muốn mời nhưng vị tướng già nhất định không theo. Trận chiến tại Trường Sa giữa Quan Công và Hoàng Trung là bước ngoặt mở ra cơ hội cho Lưu Bị có được lão tướng dũng mãnh sức địch muôn người.
Sau nhiều hiệp giao tranh bất phân thắng bại, Quan Vân Trường giả thua dụ Hoàng Trung đuổi theo rồi vung đao bắt sống đối thủ, tuy nhiên vì mến mộ tài năng nên Quan Công không giết lão tướng. Nợ đối thủ một mạng, ngày hôm sau khi hai bên nghênh chiến, Hoàng Trung bắn rụng dải mũ trên đầu Quan Vân Trường với hàm ý tha chết, hai bên không còn nợ gì nhau.
Cũng bởi lý do trên Hoàng Trung bị nghi có thông đồng với Quan Vũ nên bị ra lệnh chém đầu nhưng ông được Ngụy Diên phá pháp trường cứu sống. Tuy vậy ông vẫn không đồng tình với việc Ngụy Diên đi giết Hàn Huyền, cuối cùng ông không ngăn cản được. Trước biến cố đó Lưu Bị, Quan Vũ nhiều lần gặp thuyết phục Hoàng Trung, cuối cùng vị tướng già đã đồng ý theo nhà Thục.
Tuy nhiên, theo sử liệu, sau trận Xích Bích thắng lợi, Lưu Bị sai Quan Vũ đi đánh Trường Sa. Hàn Huyền chống cự không hàng. Ngụy Diên muốn theo Lưu Bị, bèn tới thuyết phục viên tướng giỏi nhất ở Trường Sa là Hoàng Trung đầu hàng. Hoàng Trung bằng lòng theo Ngụy Diên hàng Quan Vũ, vì vậy cuối cùng ép được Hàn Huyền không thể tiếp tục chống cự, phải dâng thành đầu hàng nốt.

Chân dung những danh tướng huyền thoại của đế chế La Mã

(Kiến Thức) - Với tài điều binh khiển tướng, những danh tướng lừng danh dưới đây đã đánh bại nhiều kẻ địch nguy hiểm của đế chế La Mã. Nhờ vậy, lãnh thổ của La Mã được bảo vệ và mở rộng cũng như người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chan dung nhung danh tuong huyen thoai cua de che La Ma
 Scipio Africanus (236 - 183 trước Công nguyên) là một trong những danh tướng lừng danh đế chế La Mã. Ông là vị tướng nổi tiếng có tài cầm quân với những chiến thuật chiến đấu xuất sắc giúp đánh bại nhiều kẻ thù nguy hiểm của La Mã.

Giải mã bảo bối đánh địch siêu phàm của danh tướng Triệu Vân

(Kiến Thức) - Danh tướng Triệu Vân thời Tam Quốc được nhớ đến với hình ảnh trí dũng song toàn, gan dạ và dũng mãnh. Đặc biệt, vị tướng này có 3 lần cầm thương đánh địch nổi tiếng lịch sử được người đời nhớ đến.

Giai ma bao boi danh dich sieu pham cua danh tuong Trieu Van
 Dưới thời Tam Quốc, rất nhiều võ tướng mạnh vang danh thiên hạ. Trong số này không thể không kể đến danh tướng Triệu Vân hay còn gọi là Thường Sơn tướng quân.