Sinh vật khổng lồ có thể nặng 3 tấn, dài 9m

Sinh vật này sẽ không thể tồn tại nếu ngừng bơi, chúng cũng là sinh vật thông minh bậc nhất đại dương.

Dưới đây là một video ghi lại hình ảnh của một sinh vật khổng lồ đang bơi gần vịnh biển thuộc Trinidad - là một quốc gia nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km ngoài khơi bờ biển Venezuela.
Một sinh vật khác bơi bên cạnh nó được cho là một con cá mập. Điều này khiến cho nhiều người phải kinh ngạc trước kích thước khổng lồ của sinh vật này. Quả thực, chúng chính là một trong những sinh vật lớn nhất đại dương. 
Đây là sinh vật gì?
Sinh vật được nhắc đến ở trên chính là một con cá đuối đại dương khổng lồ, còn gọi là cá nạng hải (Tên khoa học: Mobula birostris) - là loài cá đuối lớn nhất trong họ Mobulidae cũng như là loại cá đuối lớn nhất trên thế giới.
Loài cá này phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, đôi khi cũng xuất hiện ở vùng biển ôn đới. Cá đuối đại dương khổng lồ có thân hình dẹp đặc trưng của loài cá đuối nhưng có kích thước rất ấn tượng với chiều dài lên đến 9m, nặng khoảng 3 tấn!
Sinh vat khong lo co the nang 3 tan, dai 9m
Cá đuối khổng lồ. Ảnh: DataMares 
Chiều dài trung bình của cá đuối là khoảng 4,5 m; giống như nhiều loài sinh vật to lớn của đại dương, cá đuối chủ yếu ăn sinh vật phù du và những thông tin về chúng vẫn là điều bí ẩn vì loài cá này sống ở đáy biển sâu.
Theo một nghiên cứu năm 2016 có tên 'Giant rays shown to be predators of the deep' trên trang Phys.org cho thấy, 73% thức ăn của chúng chính là các sinh vật mesopelagic (các sinh vật sống ở tầng trung sinh dưới đáy biển sâu).
Cá đuối khổng lồ đại dương cũng là một trong những sinh vật có bộ não lớn nhất, với khối lượng lên đến 200 g (so với não người, nặng khoảng 1,3 g và gấp 5 đến 10 lần khối lượng não của cá nhám voi).
Cá đuối đại dương khổng lồ cũng có tỷ lệ khối lượng não so với khối lượng toàn bộ cơ thể lớn nhất so với bất cứ loài cá nào khác (tỷ lệ này phản ánh sự thông minh của các loài động vật). Đó chính là lý do khiến cá đuối đại dương là một trong những sinh vật thông minh nhất đại dương.
Sinh vat khong lo co the nang 3 tan, dai 9m-Hinh-2
Tấm mang của cá đuối có giá Y học trong Y học Cổ truyền Trung Quốc. Ảnh: Pinterest 
Một sự thật thú vị về sinh vật to lớn này chính là chúng sẽ chết nếu ngừng bơi hay nói cách khác, chúng phải bơi liên tục không ngừng nghỉ suốt cuộc đời của mình. Lý do là việc bơi lội giúp chúng hấp thụ dưỡng khí để thở.
Mặc dù to lớn nhưng cá đuối khổng lồ là sinh vật hiền lành và vô hại với con người. Cá đuối đại dương khổng lồ thậm chí còn tò mò lại gần các thợ lặn. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN xếp chúng vào 1 trong 16.000 loài đang bị đe dọa.
Nguyên nhân chủ yếu đe dọa sinh vật này chính là con người. Việc săn cá đuối để lấy tấm mang - Gill plate (bộ phận giúp cá đuối lọc thức ăn là các sinh vật phù du nhỏ) - để làm thuốc đã khiến số lượng cá đuối bị giảm sút nghiêm trọng.

Vì sao cá đuối khổng lồ biến mất bí ẩn?

Tháng 10/2016, hơn 70 con cá đuối nước ngọt khổng lồ, một số con to cỡ chiếc ô tô du lịch, được tìm thấy đã chết trên sông Mae Klong (Thái Lan).  

Sự kiện này đối với những người yêu thiên nhiên, với giới chuyên môn là rất đáng báo động, bởi số lượng cá đuối nước ngọt khổng lồ vốn đã còn rất ít. Cá đuối nước ngọt khổng lồ đã được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên (Union for the Conservation of Nature) xếp vào danh sách đang gặp nguy hiểm và các nhà khoa học nói họ cần phải tìm hiểu thêm về đặc tính sinh học và số lượng còn lại của chúng.

Kỳ lạ cách gắn “camera hành trình” lên động vật hoang dã

(Kiến Thức) - Có nhiều cách để nguỵ trang, gắn camera lên cơ thể động vật hoang dã. Đây là những cách mà các chuyên gia ở National Geographic đã làm cách đây nhiều năm để ghi hình, quay phim tài liệu về chúng.

Ky la cach gan “camera hanh trinh” len dong vat hoang da
 Trong số báo phát hành tháng 7/1906, National Geographic đã ghi lại được nhiều khoảnh khắc thú vị về loài gấu trúc hay nai nhờ hệ thống "bẫy camera" được phát minh bởi nhiếp ảnh gia George Shiras.

Kinh khủng cảnh cá đuối bơi giữa biển rác ni lông

Những con cá đuối không thể kiếm ăn bình thường vì thức ăn của chúng bị lẫn với rác thải độc hại tại vịnh Manta Bay ở Bali, Indonesia.

Kinh khung canh ca duoi boi giua bien rac ni long

Cá đuối bơi giữa biển rác tại vịnh Manta Bay ở Bali, Indonesia. 

Nhà môi trường học Brooke Pyke đã ghi lại cảnh tượng cá đuối bơi giữa biển rác ni lông, trong khi cô lặn ngoài khơi vịnh Manta Bay ở Bali, Indonesia. Địa điểm du lịch này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.