Siêu virus Metapneumo không có vắc xin, thuốc điều trị nguy hiểm sao?

Hiện không có vắc xin và các loại thuốc liên quan để ngăn ngừa Metapneumovirus ở người, tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng về loại virus này.

Theo hệ thống giám sát virus đường hô hấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, kể từ mùa xuân năm nay, tỷ lệ mắc siêu virus Metapneumo ở người (HMPV) cao tại nhiều khu vực khác nhau của Mỹ và loại virus này đang "tàn phá" các khoa chăm sóc đặc biệt, các đơn vị và khoa nhi của các bệnh viện lớn tại Mỹ.
Tại Trung Quốc hiện tại cũng có các ca nhiễm bệnh lẻ tẻ, trong đó phần lớn là trẻ nhỏ, hiện chưa có vắc xin và thiếu thuốc kháng virus đặc hiệu. Đáng sợ nhất là HMPV kết hợp nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ em.
Theo một số báo cáo ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, Metapneumovirus ở người tồn tại ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới đôi khi gây thành dịch khu vực, phải được quan tâm trong giám sát, không thể bỏ qua trong nghiên cứu căn nguyên nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Sieu virus Metapneumo khong co vac xin, thuoc dieu tri nguy hiem sao?
Ảnh minh họa.  
Bác sĩ Lý Đồng, Trưởng khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Hữu An, Bắc Kinh, từng nhắc nhở: "Loại virus này không phải là một loại virus mới. Nó đã xuất hiện ở Hà Lan, Vương quốc Anh, Phần Lan, Úc, Canada, Kenya, Na Uy. Tại Trung Quốc, trẻ em cũng đã được phát hiện nhiễm virus này ở Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thâm Quyến và những nơi khác".
Hiện, không có vắc xin và các loại thuốc liên quan để ngăn ngừa Metapneumovirus ở người, tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng về loại virus này. Nhiễm Metapneumovirus ở người cũng giống như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác do virus gây ra và có thể phòng ngừa.
Metapneumovirus ở người (HPPV) là gì?
Bác sĩ Lý Đồng chỉ rõ hơn, Metapneumovirus ở người là một loại virus ARN cảm giác âm tính đơn sợi, là một trong những mầm bệnh chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở người. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người mọi lứa tuổi.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tái phát đều không có triệu chứng, nhưng nhiễm trùng có triệu chứng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc người già, những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn và những người bị suy giảm miễn dịch.
Theo dữ liệu gần đây từ các quốc gia khác nhau, nhiễm trùng HMPV phổ biến và theo mùa. Ví dụ: Mỹ, Hà Lan, Vương quốc Anh, Na Uy và Phần Lan chủ yếu xảy ra vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, trong khi Trung Quốc chủ yếu xảy ra vào cuối mùa đông, mùa xuân và mùa hè.
Theo một nghiên cứu kéo dài 13 năm tại 9 tỉnh của Trung Quốc, trẻ em 5 tuổi là đối tượng nhiễm HMPV chủ yếu, với tỷ lệ phát hiện là 3,1%. Metapneumovirus có thể gây nhiễm trùng đơn lẻ hoặc đồng nhiễm với các loại virus đường hô hấp khác. Việc đồng nhiễm HMPV có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ em, rất nguy hiểm.
Metapneumovirus ở người lây truyền như thế nào?
Bệnh chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc giữa người với người. Các đường lây truyền phổ biến nhất là lây truyền qua giọt bắn và lây truyền qua tiếp xúc. Phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là nâng cao đề kháng, cắt đứt đường lây truyền, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hình ảnh thực tế ảo lá phổi nhiễm COVID-19

Nguồn video: THĐT

Ăn nhạt ngày 3 bữa, nữ kỹ sư bệnh đầy người vì...

Xem xét chế độ ăn uống của nữ kỹ sư, bác sĩ Lý chỉ ra điểm mấu chốt, đó là chế độ ăn này tuy nhạt nhưng chỉ toàn tinh bột.

Bác sĩ Lý Uyển Bình, một chuyên gia dinh dưỡng người Trung Quốc, mới đây chia sẻ về một trường hợp mắc bệnh gan nhiễm mỡ lạ lùng, thu hút đông đảo sự quan tâm, chú ý của mọi người.

Loại virus khiến WHO họp khẩn có khả năng lây sang Việt Nam không?

Virus Marburg có thể truyền từ dơi ăn quả sang người và lây từ người sang người. Thế giới từng ghi nhận các ca bệnh do đi du lịch khi đến thăm hang động có dơi ăn quả sinh sống tại châu Phi.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết virus Marburg lần đầu tiên được phát hiện trên người vào năm 1967. Một nhóm nghiên cứu bắt khỉ về phòng thí nghiệm, virus này đã từ khỉ lây sang người. Vụ việc xảy ra tại phòng thí nghiệm Marburg và Frankfurt, Đức và ở Belgrade, Nam Tư cũ (nay là Serbia), tỷ lệ tử vong khá cao. Khi đó, họ đã khoanh vùng và khống chế được vụ dịch này.

Đừng kết hợp cua đồng với thực phẩm đại kỵ này kẻo rước họa

Cua đồng rất bổ dưỡng nhưng bạn nên lưu ý không kết hợp với các loại thực phẩm này để tránh gây hại đến sức khỏe.

Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta mà còn là một vị thuốc tốt. Canh cua đồng là món giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…