Sáp nhập mở đường, bất động sản công nghiệp TPHCM tăng tốc

Cấu trúc kinh tế đa trụ cột của TP HCM sau sáp nhập mở ra không gian phát triển rộng lớn cho bất động sản công nghiệp. Mỗi khu vực được định hướng rõ ràng, phù hợp với thế mạnh sẵn có.

“Sau sáp nhập, nền kinh tế TP.HCM đa trụ cột, mở ra không gian phát triển rộng lớn cho bất động sản công nghiệp”. Đây là nhận định của đại biểu tại hội thảo “Cơ hội vàng từ bất động sản công nghiệp TP.HCM” diễn ra sáng 17/7.

Tại hội thảo, bà Cao Thị Phi Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho rằng, sau sáp nhập, TP có nền kinh tế đa trụ cột nhờ sở hữu năng lực tài chính, thương mại của trung tâm quốc gia, động lực công nghiệp tiên tiến từ Bình Dương (cũ) và hệ sinh thái logistics cảng biển cùng với tiềm năng nông nghiệp, du lịch biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

Quang cảnh hội thảo

Cấu trúc kinh tế đa trụ cột này đang mở ra không gian phát triển rộng lớn cho bất động sản công nghiệp. Mỗi khu vực trong TP mới được định hướng rõ ràng, phù hợp với thế mạnh sẵn có.

Ông Trần Việt Hà - Phó Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết: Hiện TP có 66 khu chế xuất và khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 27.000 ha. Theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, con số này sẽ lên tới 105 khu, với hơn 49.000 ha, khẳng định vị thế trung tâm công nghiệp hàng đầu quốc gia.

Đáng chú ý, ông Hà cho biết TP đang triển khai Đề án thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động của một số khu chế xuất, khu công nghiệp, trong đó có Khu công nghiệp Hiệp Phước, sang mô hình sinh thái, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi cộng sinh và tiếp cận kinh tế tuần hoàn.

Mở rộng không gian phát triển bất động sản công nghiệp tại TP HCM

Về vấn đề này, ông Lê Trọng Hiếu - Giám đốc mảng bất động sản công nghiệp, Công ty CBRE Việt Nam cho biết: Khu công nghiệp sinh thái đòi hỏi có nguồn năng lượng tái tạo, trung hòa carbon...

Những yếu tố này cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước để khuyến khích, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang khu công nghiệp xanh, sinh thái.

"Trong giai đoạn đầu sẽ có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên đây là hướng đi rõ ràng, cần phải làm. Sau đó sẽ có điều chỉnh, ví dụ về phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải dùng loại sơn này, tuy nhiên nếu nhà đầu tư đã áp dụng chuẩn cao hơn thì có thể chấp nhận cho họ chứ không bắt buộc phải đúng loại đó", ông Hiếu chia sẻ.

Gói thầu Mầm non Hoa Sen hơn 33 tỷ bị nghi vấn hồ sơ

Gói thầu xây Trường Mầm non Hoa Sen tại Đồng Tháp hơn 33 tỷ đồng đang gây chú ý với hàng loạt kiến nghị làm rõ E-HSMT về nhân sự, năng lực và vật liệu thi công.

Gói thầu số 01: Xây dựng mới Trường Mầm non Hoa Sen tại thành phố Sa Đéc (nay là phường Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), trị giá dự toán 33,43 tỷ đồng, đang trở thành tâm điểm của dư luận khi quá trình xét thầu vấp phải nhiều yêu cầu làm rõ Hồ sơ mời thầu điện tử (E-HSMT) từ phía nhà thầu.

Các vấn đề nổi cộm liên quan đến tiêu chí về nhân sự, nguồn cung cấp vật liệu và chứng chỉ năng lực đã đặt ra câu hỏi về tính công bằng và khả thi của gói thầu xây lắp quan trọng này.

Gói thầu thiết bị ở trường Mỹ Xuân bị nghi ngờ "hướng" thầu

Gói thiết bị hơn 11 tỷ đồng của Trường THPT Mỹ Xuân bị kiến nghị hàng loạt dấu hiệu "khóa thầu", đặt ra câu hỏi về cạnh tranh công bằng.

Gói thầu số 08: Mua sắm và lắp đặt thiết bị học tập, văn phòng cho Trường THPT Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (nay thuộc TP HCM), do Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư, vướng nghi vấn về tính minh bạch và công bằng trong đấu thầu. Nhiều kiến nghị đã được gửi đi, đặt ra câu hỏi lớn về quá trình lựa chọn nhà thầu.

Quá trình đấu thầu và kết quả gây tranh cãi

Tiêu chí nhân sự gắt, gói thầu bị nghi hạn chế nhà thầu

Gói thầu xây lắp tại huyện Châu Thành (Tiền Giang) bị phản ánh có tiêu chí nhân sự gây khó cho nhà thầu nhỏ. Giá trúng thầu sát giá dự toán càng gây băn khoăn.

Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói Thi công xây dựng thuộc dự án Đường Hồ Văn Màng. Gói thầu có giá dự toán 8,138 tỷ đồng, nhưng giá trúng thầu chỉ thấp hơn khoảng 783 triệu đồng, tương đương mức tiết kiệm 0,66%.

Gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Thời điểm đóng thầu là 8h00 ngày 9/6/2025, với tổng cộng 6 nhà thầu tham dự. Các nhà thầu gồm: Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Gia Phương Bảo, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Hữu Lợi, Công ty TNHH Trần Phú, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Linh, Công ty TNHH Xây dựng Khánh Khanh và Liên danh Hồ Văn Màng.