Gói thầu Mầm non Hoa Sen hơn 33 tỷ bị nghi vấn hồ sơ

Gói thầu xây Trường Mầm non Hoa Sen tại Đồng Tháp hơn 33 tỷ đồng đang gây chú ý với hàng loạt kiến nghị làm rõ E-HSMT về nhân sự, năng lực và vật liệu thi công.

Gói thầu số 01: Xây dựng mới Trường Mầm non Hoa Sen tại thành phố Sa Đéc (nay là phường Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), trị giá dự toán 33,43 tỷ đồng, đang trở thành tâm điểm của dư luận khi quá trình xét thầu vấp phải nhiều yêu cầu làm rõ Hồ sơ mời thầu điện tử (E-HSMT) từ phía nhà thầu.

Các vấn đề nổi cộm liên quan đến tiêu chí về nhân sự, nguồn cung cấp vật liệu và chứng chỉ năng lực đã đặt ra câu hỏi về tính công bằng và khả thi của gói thầu xây lắp quan trọng này.

anh.png
Một phần yêu cầu làm rõ E-HSMT.

Dự án do Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất thành phố Sa Đéc làm chủ đầu tư. Gói thầu có thời gian thực hiện 420 ngày. Tính đến thời điểm mở thầu 10h00 ngày 14/07/2025, có hai nhà thầu tham gia. Đó là Liên danh Thi công Mầm non Hoa Sen với giá dự thầu sau giảm giá là 27,01 tỷ đồng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Bạch Đằng với giá dự thầu 32,42 tỷ đồng.

Các nhà thầu đã gửi yêu cầu làm rõ E-HSMT với nhiều vấn đề trọng tâm:

Nhân sự kỹ thuật và lao động phổ thông: Mặc dù E-HSMT quy định không yêu cầu nhân sự chủ chốt đối với công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông , nhưng tài liệu đính kèm lại đưa ra các tiêu chí đánh giá chi tiết về số lượng thợ vận hành máy, thợ nề, thợ sắt, thợ hàn, thợ sơn, thợ nước, thợ cốp pha và thợ điện, kèm yêu cầu về chứng chỉ nghề và thẻ an toàn lao động. Nhà thầu cho rằng điều này mâu thuẫn và không phù hợp với Thông tư 22/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

anh-1.jpg
Nhiều vấn đề trọng tâm được nhà thầu yêu cầu làm rõ

Nhân sự phụ trách thi công kiến trúc: E-HSMT yêu cầu nhân sự này phải có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kiến trúc, kinh nghiệm tối thiểu 4 năm và từng phụ trách kỹ thuật thi công kiến trúc cho ít nhất 02 công trình dân dụng cấp III trở lên. Nhà thầu kiến nghị xem xét lại vì thực tế ít đơn vị thi công có kiến trúc sư đảm nhiệm công tác này, dẫn đến hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

Nguồn cung cấp vật tư, vật liệu: Tiêu chí yêu cầu đơn vị cung cấp cát và đá phải có giấy phép khai thác khoáng sản bị cho là chưa phù hợp với Luật Đấu thầu (khoản 3 Điều 44 và điểm k khoản 6 Điều 16). Nhà thầu nhấn mạnh khó khăn trong việc tìm nguồn cung có giấy phép khai thác tại Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, đặc biệt với cát nhập khẩu.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Nhà thầu đặt câu hỏi về việc chấp nhận chứng chỉ thi công hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước) hạng III. Bên mời thầu khẳng định, nếu chứng chỉ năng lực không có phạm vi "Thi công công tác xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật" sẽ không đáp ứng , nhưng việc không đính kèm chứng chỉ trong E-HSDT vẫn được chấp nhận, miễn là xuất trình được khi trúng thầu.

Bản gốc tài liệu: Nhà thầu đề xuất sử dụng bản photo công chứng thay cho bản gốc đối với các tài liệu khó cấp lại. Bên mời thầu chấp thuận bản sao y có chứng thực, nhưng yêu cầu bản gốc để đối chiếu nếu được mời.

Nhà thầu phụ đặc biệt: Bên mời thầu làm rõ nhà thầu phụ đặc biệt chỉ được ký hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu, không được ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư.

Phản Hồi Từ Bên Mời Thầu

Ngày 09/07/2025, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Phát triển Xây dựng Hoàng Quân (Bên mời thầu) đã có văn bản phúc đáp chi tiết các thắc mắc. Đơn vị này khẳng định các tiêu chí đưa ra là phù hợp với quy định hiện hành và quy mô gói thầu, nhằm đảm bảo chất lượng công trình và tuân thủ pháp luật.

Tuy nhiên, những tranh luận này cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng E-HSMT minh bạch, phù hợp với thực tiễn thị trường và các quy định pháp luật, nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà thầu.

Gói thầu thiết bị ở trường Mỹ Xuân bị nghi ngờ "hướng" thầu

Gói thiết bị hơn 11 tỷ đồng của Trường THPT Mỹ Xuân bị kiến nghị hàng loạt dấu hiệu "khóa thầu", đặt ra câu hỏi về cạnh tranh công bằng.

Gói thầu số 08: Mua sắm và lắp đặt thiết bị học tập, văn phòng cho Trường THPT Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ (nay thuộc TP HCM), do Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư, vướng nghi vấn về tính minh bạch và công bằng trong đấu thầu. Nhiều kiến nghị đã được gửi đi, đặt ra câu hỏi lớn về quá trình lựa chọn nhà thầu.

Quá trình đấu thầu và kết quả gây tranh cãi

Gói thầu làm đường Hồng Thập Tự ở Long Khánh tiết kiệm 0,44%

Gói nâng cấp đường Hồng Thập Tự trao cho liên danh Phi Nhân Phát – Phú Hoàng Danh, nhà thầu duy nhất dự thầu, với giá hơn 13 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm 0,44%.

“Một mình một ngựa”

Ngày 20/6/2025, ông Đặng Nam Phước, Giám đốc Ban Quản lý dự án TP Long Khánh đã ký Quyết định số KQ2500248490_2506200946 về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Gói thầu số 5 (xây lắp): Xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước và công tác đảm bảo an toàn giao thông thuộc dự án Nâng cấp tuyến đường Hồng Thập Tự, phường Xuân Trung (nay thuộc phường Xuân An) (Đoạn đầu tuyến giáp đường Hùng Vương cuối tuyến giáp đường Hồ Thị Hương).

Hiệp Ninh và hai đơn vị mời thầu quen mặt

Tại Tây Ninh, Hiệp Ninh trúng nhiều gói thầu do Dương Hoàng Nam và Đại Hưng mời thầu, nhiếu gói không có cạnh tranh và tiết kiệm ngân sách không đáng kể.

Nhiều gói thầu xây lắp công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua ghi nhận sự hiện diện lặp lại của Công ty TNHH Hiệp Ninh (Công ty Hiệp Ninh) với tư cách là đơn vị trúng thầu, trong đó nổi bật là các gói do Công ty TNHH MTV Dương Hoàng Nam và Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Xây dựng Đại Hưng tổ chức mời thầu. Không chỉ trúng thầu với tần suất cao, Công ty Hiệp Ninh còn thường xuyên là nhà thầu duy nhất tham gia, và mức tiết kiệm ngân sách từ đấu thầu thường ở mức “khiêm tốn”.

Theo dữ liệu từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, tính đến ngày 25/6/2025, Công ty Hiệp Ninh đã tham gia 99 gói thầu và trúng 54 gói, tổng giá trị trúng thầu hơn 177 tỷ đồng (gồm cả độc lập và liên danh). Trong đó, từ đầu năm 2025 đến nay, Công ty Hiệp Ninh tham gia 10 gói thầu, trúng 8 gói trong vai trò độc lập, tổng giá trị hợp đồng hơn 21,8 tỷ đồng.