Sao nhị phân lạ có quỹ đạo cực ngắn quay quanh tinh vân

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học châu Âu phát hiện một ngôi sao nhị phân mới, nằm ở trung tâm của tinh vân hành tinh M 3-1, có chu kỳ quỹ đạo ngắn bất thường dài hơn ba giờ.

Điều này khiến ngôi sao trở thành một trong những sao nhị phân có quỹ đạo ngắn nhất được biết đến cho đến nay.

Cụ thể, một nhóm các nhà thiên văn học, dẫn đầu bởi David Jones thuộc Viện Vật lý thiên văn ở quần đảo Canary, tiến hành một chiến dịch giám sát dài hạn để tìm kiếm các sao nhị phân gần trung tâm Tinh vân hành tinh M 3-1 qua Đài thiên văn Nam Cực (VLT) và Kính viễn vọng Công nghệ mới (NTT).

Sao nhi phan la co quy dao cuc ngan quay quanh tinh van
 Nguồn ảnh: Phys.

"Ở đây, chúng tôi đã phát hiện một ngôi sao nhị phân gần trung tâm tinh vân hành tinh M 3-1 — một trong những sao có thời gian quỹ đạo ngắn nhất được biết đến (chỉ đứng sau V458 Vul; Rodriguez-Gil et al. 2010).

Với nhiệt độ hiệu dụng khoảng 48.000 K, ngôi sao này có bán kính 0,41 lần bán kính mặt trời và khối lượng bằng 0,65 lần khối lượng mặt trời.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Sao này quay quanh tinh vân hành tinh M 3-1 mất khoảng ba giờ và năm phút, làm cho nó trở thành ngôi sao nhị phân có biến quang và quỹ đạo ngắn nhất trong vũ trụ.

Bản đồ chi tiết chưa từng có về nơi sinh ra ngôi sao

(Kiến Thức) - Nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn đến từ Mỹ, Chile, Nhật Bản, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh vừa lập ra một bản đồ chi tiết chưa từng thấy về cấu trúc của đám mây phân tử Orion A, nơi sinh ra các ngôi sao.

Đám mây phân tử Orion A là vùng hình thành sao mật độ cao nhất có chứa nhiều ngôi sao có khối lượng lớn.
"Bản đồ của chúng tôi khám phá các đặc điểm vật lý cần thiết để nghiên cứu cách các ngôi sao hình thành trong đám mây phân tử này, và cách thức ngôi sao trẻ tác động đến đám mây chủ", Shuo Kong, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói trên trang Journal Astrophysical.

Ngôi sao "khủng" ngang Mặt trời nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất

(Kiến Thức) - Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời rất háu ăn vừa xuất hiện trong hệ Mặt trời gây chấn động giới khoa học.

Theo đó, các nhà khoa học NASA vừa phát hiện bộ đôi sao nhị phân, đặt tên lần lượt là Kronos và Krios theo truyền thuyết thần thoại Hy Lạp, cách Trái đất tận 320 năm ánh sáng. Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời này được cho là đã nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất.
Ngoi sao "khung" ngang Mat troi nuot chung 15 hanh tinh co Trai dat
Nguồn ảnh: Ibtimes. 
Trong lần phát hiện mới nhất, bộ đôi sao này được cho là đang trong tình trạng háu ăn khủng khiếp. Dù có kích thước tương tự như Mặt trời nhưng nó được cho là có khả nuốt chửng tới 15 hành tinh đá có kích cỡ giống Trái đất.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học bầu khí quyển sao Kronos để tìm xem đâu là nguyên nhân khiến chúng nuốt chửng các hành tinh đá tàn khốc đến như vậy.

Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.