Bản đồ chi tiết chưa từng có về nơi sinh ra ngôi sao

(Kiến Thức) - Nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn đến từ Mỹ, Chile, Nhật Bản, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh vừa lập ra một bản đồ chi tiết chưa từng thấy về cấu trúc của đám mây phân tử Orion A, nơi sinh ra các ngôi sao.

Đám mây phân tử Orion A là vùng hình thành sao mật độ cao nhất có chứa nhiều ngôi sao có khối lượng lớn.
"Bản đồ của chúng tôi khám phá các đặc điểm vật lý cần thiết để nghiên cứu cách các ngôi sao hình thành trong đám mây phân tử này, và cách thức ngôi sao trẻ tác động đến đám mây chủ", Shuo Kong, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói trên trang Journal Astrophysical.
Nguồn ảnh: phys.
Nguồn ảnh: phys. 
Kong cho biết nhóm nghiên cứu đã xây dựng bản đồ của đám mây Orion A bằng cách kết hợp dữ liệu từ một kính thiên văn Nobeyama Radio Observatory (NRO) đặt tại Nhật Bản và thiết bị giao thoa kế không gian đặt tại California.
Sau đó, trung tâm nghiên cứu máy tính Yale đã hỗ trợ xử lý tập dữ liệu lớn này và cuối cùng tạo ra hình ảnh.

Mời quý vị xem video: 5 bức ảnh đã thay đổi cả thế giới của NASA

"Cuộc khảo sát của chúng tôi là một sự kết hợp độc đáo của dữ liệu từ những thiết bị thăm dò thiên văn rất khác nhau", sinh viên tốt nghiệp Yale Jesse Feddersen, một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Ngoài ra, bản đồ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiệu chỉnh các mô hình hình thành sao cho các nghiên cứu ngoại vi vũ trụ trước giờ. "Dữ liệu chúng tôi cung cấp ở đây sẽ mang lại lợi ích cho nghiên cứu về một loạt các giai đoạn tiến hóa của quá trình hình thành sao trong không gian", Arce nói.

Tận mắt bản đồ địa chất mới nhất về sao Thủy

(Kiến Thức) - Hình ảnh bản đồ địa chất sao Thủy vừa được công bố đang khiến giới khoa học không khỏi tò mò.

Tan mat ban do dia chat moi nhat ve sao Thuy
Những bức ảnh này do tàu vũ trụ Messenger của NASA khám phá, chuyên cung cấp những hình ảnh cận cảnh, trọn vẹn nhất về bề mặt sao Thủy. Sau đó các Cơ quan địa lý Mỹ, Đại học bang Arizona, Carnegie thuộc Viện Washington, Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng Đại học Johns Hopkins và NASA hợp tác để hoàn thành tấm bản đồ địa chất sao Thủy. Nguồn ảnh: Dailymail. 

Bản đồ tuyệt đẹp về sự thay đổi của nước trên Trái đất

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã hoàn thành dự án bản đồ vệ tinh mô phỏng nước trên Trái đất đã thay đổi như thế nào kể từ năm 1984.

Ban do tuyet dep ve su thay doi cua nuoc tren Trai dat
 Bản đồ nước trên Trái đất này mô tả sông Obi ở miền tây Siberia, Nga. Màu xanh đậm là những vùng nước thường xuyên chảy, trong khi màu xanh nhạt hơn cho biết những vùng nước hoạt động theo mùa. Màu xanh lá cây đại diện cho khu vực các vùng nước mới, và màu hồng nhạt cho thấy các khu vực đã bị mất nước hoàn toàn.