![]() |
Một khu vực diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã Canh Nậu (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) do Công ty Trường Lộc quản lý bị tàn phá. |
![]() |
Nhiều cây gỗ có tuổi đời hàng chục năm đã bị triệt hạ. |
![]() |
Nhiều cây gỗ lớn sau khi bị cưa hạ, đốt cháy chỉ còn trơ gốc. |
Quyết định cho Công ty Trường Lộc thuê rừng gắn với thuê đất lâm nghiệp của UBND tỉnh Bắc Giang
Theo Quyết định số 254/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ký ngày 13/7/2011, về việc thu hồi đất lâm nghiệp và rừng gắn liền với đất, cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Trường Lộc thuê rừng gắn với thuê đất lâm nghiệp tại các xã Đồng Tiến, Canh Nậu, Xuân Lương, huyện Yên Thế.
UBND tỉnh Bắc Giang thu hồi 1.394,90 ha đất lâm nghiệp và rừng gắn liền với đất do UBND các xã Đồng Tiến, Canh Nậu, Xuân Lương đang quản lý, cụ thể như sau: Xã Đồng Tiến 583,28 ha; xã Canh Nậu 615,34 ha; xã Xuân Lương 196,28 ha…; giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Trường Lộc thuê quyền sử dụng đất và rừng gắn liền với đất. Thời hạn cho thuê đất và thuê rừng đến ngày 17/6/2061. Mục đích sử dụng thực hiện dự án đầu tư phát triển rừng bền vững (đất lâm nghiệp) thuê rừng, đo đạc bản đồ theo quy định của pháp luật.
Theo Quyết định số 254/QĐ-UBND, Công ty Trường Lộc có trách nhiệm ký hợp đồng thuê đất, thuê rừng; thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê đất; thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuế đất, thuê rừng, đo đạc bản đồ theo quy định của pháp luật. Phối hợp UBND huyện Yên Thế và các cơ quan liên quan lập hồ sơ bồi thường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ và - phát triển rừng, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Thực hiện đúng dự án đầu tư phát triển rừng bền vững đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 20121000371 ngày 17/6/2011.
![]() |
Số lượng gỗ là tang vật của vụ phá rừng do Công ty Trường Lộc quản lý được đưa về trụ sở Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế. |
Quy định của pháp luật về chế độ sử dụng đất rừng
Đất rừng sản xuất (bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng).
Đối với rừng tự nhiên: Theo quy định tại Khoản 33, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với rừng trồng: Khoản 2, Điều 135, Luật Đất đai 2013, nêu rõ: Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 ha để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất; cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong những trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Ngoài ra, quy định của pháp luật về chế độ sử dụng đất rừng, trong đó có sử dụng đất rừng phòng hộ; sử dụng đất rừng đặc dụng, được thể hiện tại Điều 137 và 138 Luật Đất đai 2013.