Quỹ chung bị xén mất một phần, vợ tra hỏi và cái kết bất ngờ

Và dĩ nhiên, trước lý lẽ đanh thép, sắc sảo của người phụ nữ, chồng của D. đã xin lỗi vợ và chuyển khoản lại vào quỹ chung.

Hẳn là khi cùng về sống dưới một mái nhà, các cặp vợ chồng sẽ đặt ra nhiều mục tiêu để hướng tới như tài chính, con cái, của cải... Điều này mang lại giá trị, ý nghĩa tích cực khi cả hai luôn tiến lên phía trước.

Song một khi thiếu sự đồng thuận, tin tưởng, những tác dụng phụ sẽ xảy đến. Và chuyện tiền nong không minh bạch sẽ dần dần nhen nhóm những vết nứt trong hôn nhân. Một câu chuyện của vợ chồng D. dưới đây là ví dụ điển hình.

Quỹ chung của hai vợ chồng bị xén bớt, người vợ lập tức tìm hiểu nguyên nhân

Trước khi lấy nhau, D. và chồng từng có khoảng thời gian yêu đương, tìm hiểu trong vòng gần 2 năm. Vì hai người đã xác định sẽ đi cùng nhau dài lâu nên cố gắng đặt mục tiêu cụ thể để phấn đấu.

Trong đó, D. và chồng từng dành dụm chung được một khoản là 80 triệu trước đám cưới. Sau này, khi hai vợ chồng kết hôn, 80 triệu vẫn được lưu trong quỹ chung và dần dần được nâng dần lên.

Quy chung bi xen mat mot phan, vo tra hoi va cai ket bat ngo

"Một trong những cảm giác hạnh phúc của hôn nhân là cuối tháng cùng chồng tính toán xem dành dụm được bao nhiêu rồi bỏ vào quỹ tiết kiệm. Công việc của cả hai tiến triển tốt, số tiền ngày một nhiều thêm.

Dự định của vợ chồng là số tiền quỹ chung ấy sẽ để mua một căn chung cư, chuẩn bị cho việc sinh nở, chăm con. Mình lúc nào cũng hi vọng chồng sẽ chăm chỉ làm việc, mình nỗ lực hết sức và hỗ trợ anh, sớm muộn sẽ tới ngày gặt quả chín" - D. trải lòng.

Ấy vậy mà một chuyện đáng tiếc đã xảy ra, một ngày, D. nhận thấy số dư trong tài khoản ngân hàng giữ quỹ chung đã bị tụt đi 10 triệu đồng.

Tài khoản ngân hàng này chỉ có hai vợ chồng biết, trong đó chồng của D. cầm thẻ còn cô thì chỉ kiểm soát trên ứng dụng. Thông thường nếu có thiếu tiền cần vay, chồng của D. cũng tự lấy quỹ riêng, hoặc cùng lắm thì nhờ vợ, chứ không bao giờ động vào quỹ chung.

Trong khoảng 3 - 4 ngày, D. thấy tiền liên tục bị trừ đi. Ban đầu cô còn cho qua, nhưng rồi cuối cùng cũng phải lên tiếng hỏi cho ra nhẽ. Lúc này, người đàn ông mới thành thật chia sẻ, từng lời của anh như đâm thẳng trái tim vợ:

"Anh nghĩ từ giờ vợ chồng mình không gộp quỹ chung nữa. Cứ tự dành dụm riêng, sau này góp vào còn biết từng khoản ra sao. Mấy hôm vừa rồi anh rút 10 triệu là vì có việc chi tiêu riêng, đang định nói với em đây".

Trước lời giải thích vô lý của chồng, D. cảm thấy bản thân không được tôn trọng. Cô lập tức nghĩ cách để "chỉnh đốn" đối phương, đồng thời nhận ra mối quan hệ hôn nhân thật đáng báo động.

Cái kết quá đỗi bất ngờ cùng pha xử lý tinh tế của người phụ nữ

Khi ngồi nghĩ lại, D. nhận ra thời gian gần đây, hai vợ chồng cũng có nhiều tranh cãi, mâu thuẫn. Thậm chí, lúc nóng giận, cô còn đòi ly dị. Nhưng đó chỉ là sự bực tức nhất thời, chỉ mang tính chóng vánh chứ D. không để bụng nhiều.

D. nghĩ rằng khi chồng muốn "cưa đôi" số tiền trong quỹ chung tức là anh ấy lo sợ về tương lai, cũng như thiếu niềm tin với vợ. Giải pháp duy nhất bây giờ là nói chuyện thẳng thắn với chồng.

Quy chung bi xen mat mot phan, vo tra hoi va cai ket bat ngo-Hinh-2

D. nhẹ nhàng phân tích với ông xã: "Bây giờ nếu anh rút tiền ra, thì em hỏi anh là anh định chia như thế nào? Cứ bẽ bàng như vậy thì chẳng phải rất mệt đầu sao? Em góp chung vào vì em tin anh, vì chúng ta là một gia đình.

Sau này anh có chuyện riêng gì cần lấy để tiêu, em cũng không ý kiến và em mong điều ngược lại. Giả sử có là chia đôi mà anh thấy không phục, em sẽ chọn phần ít hơn. Vì em hiểu anh đã góp vào quỹ không ít, vì muốn gia đình ngày một đi lên".

Chồng D. lặng người một lúc, đúng là anh ta đã có những phút giây nghi ngờ, ích kỷ thái quá. Đặc biệt, D. còn khẳng định nếu chia bây giờ, sớm muộn đối phương sẽ hối hận vì mất đi động lực cố gắng.

Vậy nên, chị em phụ nữ à, hãy luôn tỉnh táo, sáng suốt trong chuyện tiền nong, biết khuyên răn những điều hợp lý khách quan khi đối phương lạc lối nhé! 

Tâm thư anh chém nhà em ở Thái Nguyên: Vẫn phải lên án vợ chồng cháu rể?

(Kiến Thức) - Dù lý do gì đi nữa, hành vi của nghi phạm Bùi Xuân Hồng là đặc biệt nghiêm trọng khi cướp đi mạng sống của 2 người thân nhưng trong vụ án này, vợ chồng cháu rể cũng đáng bị lên án khi vay tiền 3 tỷ sống sung túc đẩy người bác cho vay vào đường cùng, tiêu cực.

Vụ án anh trai chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên đang dần hé lộ những góc khuất khiến dư luận quan tâm, nhất là mới đây, hai bức tâm thư của nghi phạm Bùi Xuân Hồng (61 tuổi, trú tại phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được người thân đăng tải trên mạng xã hội.
Nguyên nhân chính của vụ án xuất phát từ việc nghi phạm Bùi Xuân Hồng cho vợ chồng anh Nguyễn Thành Vương (SN 1981) và vợ là Nguyễn Thị Phương Thảo (SN 1983 - con gái bà Bùi Thị Hà, em gái ruột ông Hồng) vay mượn số tiền 3 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn không trả. Còn bà Hà cũng vay của Hồng số tiền 600 triệu đồng, tổng số nợ gia đình bà Hà vay đã lên tới 3,6 tỷ đồng.

Quanh một chữ tiền

Vợ không hiểu, có những thứ còn quan trọng hơn tiền nong sẽ dần vuột khỏi tầm kiểm soát…

Vợ chồng thi thoảng cắn đắng nhau về chuyện tiền nong là thường, nhưng vợ chồng tôi không đến mức thiếu thốn gì mà vẫn bị chữ “tiền” làm hôn nhân rạn vỡ.

Sai lầm ban đầu là tôi đưa thẻ ATM cho vợ tự rút. Tiến thêm một bước, vợ giữ thẻ. Rồi vợ đổi mật khẩu. Tin nhắn của ngân hàng cũng đến… điện thoại vợ. Ngày lãnh lương, nhìn anh em đồng nghiệp tíu tít phấn khởi, tôi chỉ thấy lạc lõng đến buồn cười.

Chẳng người đàn ông nào vui nổi khi vợ diễn tuồng tiền ban gạo phát. "Anh ra ngoài có cần chi dùng gì nhiều đâu, mỗi ngày 100.000đ là quá dư rồi". Tính toán đã đời, vợ kết luận! Gần 40 tuổi, tôi lại sống trong tình trạng còn tệ hơn hồi học phổ thông được mẹ nuôi, bởi sáng sáng vợ phát lương, không bao giờ đưa dư một xu. Muốn lãnh “sỉ” theo tuần hay theo tháng để tiện sắp xếp chi tiêu, vợ cũng gạt phăng, không đồng ý.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Vợ làm sao thế nhỉ? Trở nên quá tham lam, ham tiền? Có thể rộng rãi với bản thân và ky bo với người khác? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm nguyên nhân, mà đành chịu. Thế gian, vô số đàn ông than phiền về việc bị vợ quản lý tiền nong, đâu phải riêng tôi. Nhưng giữa thời buổi này, một gã chồng ngày ngày ngửa tay nhận 100.000đ, dù cho hôm đó có việc gì cần kíp phải xài tiền cũng mặc kệ, thì chắc chỉ có mỗi mình tôi mà thôi.

Nhớ đầu năm rồi, tôi đi làm về, cố tình thử khoe với vợ cái bao lì xì 300.000đ được sếp tặng. Vợ không tịch thu như thói thường vẫn vậy, mà còn hào hứng bảo, đúng rồi, đó là lộc mà, phải để xài lấy hên chứ! Tôi chưa kịp ngạc nhiên, cứ ngỡ vợ đã bắt đầu thay đổi, ai dè… Ba ngày liền vợ lờ đi không phát lương!

Lập quỹ đen ư? Việc đó tất nhiên là không tránh khỏi. Càng không thấy gì áy náy hay có lỗi, bởi đâu phải tự dưng tôi muốn sống cảnh đối phó nhau như thế. Mỗi khi cần “giải trình” để có chút tiền đi giao tế, trả ơn trả lễ, trả nợ miệng này nọ, tôi không khỏi bực mình, rồi chán ngán thất vọng về cuộc hôn nhân của mình. Ngay cả việc muốn biếu mẹ ruột chút đỉnh thuốc thang, uống sữa, tôi cũng phải nhịn chi dùng cả nửa tháng mới có. Bao lần dở khóc dở mếu vì “hết đạn” ngay lúc cần kíp. Thế nhưng, dù biết cách ứng xử của mình với đồng tiền là không phù hợp, hoặc ít ra cũng làm cho chồng không cảm thấy thoải mái, hài lòng, vợ tôi nhất định không thay đổi. Chính thái độ cố chấp, bất cần của vợ khiến tôi chẳng còn tha thiết vun vén cho gia đình. Ai cấm tôi nghĩ, vợ chỉ muốn cầm tiền mà chẳng hề nghĩ tới cảm giác của người làm ra đồng tiền đã không có cơ hội được sử dụng thành quả, công sức do mình vất vả làm ra? Tôi lấy đâu ra động lực để mà tiếp tục cày bừa?

Mỗi cây mỗi hoa, từng gia đình có cách thống nhất xài tiền riêng, nhưng nếu thấy không hợp lý thì phải điều chỉnh. Cứ khăng khăng theo ý mình, bất kể người kia bất mãn thế nào, thì dù nghĩ mình nắm được đồng tiền là quản lý được tất cả, nhưng người vợ không hiểu, có những thứ còn quan trọng hơn tiền nong sẽ dần vuột khỏi tầm kiểm soát…

Khi vợ thích “bán than”...

Nghe vợ “thắt lưng buộc bụng” đến nỗi không dám ăn sáng, tự dưng chồng cảm thấy khó nuốt, dù tô phở vợ mua về đang tỏa khói thơm lừng.

Sáng nay, ông anh cột chèo bỗng dưng gọi điện rủ uống cà phê. Nói quanh co một lúc, anh đột ngột quay sang hỏi chuyện gia đình: “Hai cửa tiệm dạo này làm ăn ì ạch lắm sao? Có cần giúp gì thì lên tiếng nghen dượng”...

Nhìn vẻ mặt đầy thương cảm của anh, chồng biết vợ đã than vãn không ít khi sang chơi nhà anh chị.