Quan sát vận tốc xuyên tâm sao HD 118485, phát hiện bất ngờ

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học do Stephen R. Kane thuộc Đại học California dẫn đầu trong khi tiến hành quan sát vận tốc xuyên tâm của ngôi sao HD 118485 thì bất ngờ phát hiện một ngôi sao đồng hành mới.

Ngôi sao mới được phát hiện, hoạt động đồng hành cùng sao HD 118485 có tên khoa học là HD 118475.

Quan sat van toc xuyen tam sao HD 118485, phat hien bat ngo
Nguồn ảnh: Phys. 

Nằm cách Trái đất khoảng 107 năm ánh sáng, ngôi sao HD 118485 lớn hơn khoảng 12% so với mặt trời của chúng ta, nó có nhiệt độ hiệu dụng trên bề mặt gần 5.626 độ C và mức kim loại hóa đạt khoảng 0,07, được phát hiện qua Kính thiên văn Anh-Úc (AAT) 3.9m đặt tại Úc.

Trong phát hiện mới nhất ngôi sao đồng hành cùng sao HD 118485, HD 118475 di chuyển ở khoảng cách 3,69 AU, nó có khối lượng bằng khoảng 0,44 lần so với khối lượng mặt trời và đã 4,1 tỷ năm tuổi.

Dữ liệu từ công cụ DSSI còn cung cấp bằng chứng cho thấy, HD 118475  rất có thể là một sao lùn trắng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Phát hiện gây sửng sốt về từ trường của sao Mộc

(Kiến Thức) - Nhà nghiên cứu École Normale Supérieure, thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu về bức xạ và vật chất trong vật lý thiên văn và khí quyển đã tìm thấy bằng chứng từ trường của sao Mộc có thể gây ra luồng phản lực trong đại dương dưới lòng đất của mặt trăng vệ tinh Europa.

Nhà nghiên cứu này lưu ý rằng sao Mộc có từ trường rất mạnh, có thể đủ mạnh để tiếp cận và tác động đến các mặt trăng của nó. Ông cho rằng đại dương dưới lòng đất của mặt trăng Europa là nước mặn. Một từ trường ảnh hưởng đến một vùng biển mặn sẽ dẫn đến sự dẫn điện, có khả năng tạo ra các luồng phản lực trong đại dương.
Để tìm hiểu loại chuyển động nào có thể xảy ra và khám phá những tác động khác của từ trường Mộc tinh lên đại dương của mặt trăng Europa, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô hình lượng tử.

Sự thật sửng sốt về từ trường Trái đất

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu mới nhất, cách đây 565 triệu năm trước, từ trường Trái đất gần như biến mất. Nhưng một hiện tượng địa chất có thể đã cứu nó. Các nhà khoa học cũng tìm ra lõi của hành tinh chúng ta hồi đó như thế nào.

Cụ thể, sau khi từ trường Trái đất biến mất thì lõi lỏng của nó bắt đầu đông cứng vào khoảng thời gian đó, điều này đã “giải cứu” hiện tượng trên, theo tạp chí Nature Geoscience cho hay. Điều này rất quan trọng vì từ trường bảo vệ hành tinh của chúng ta khỏi bức xạ có hại và gió Mặt trời.

Su that sung sot ve tu truong Trai dat
Nguồn ảnh: Phys. 

Kỳ quái tấm kim loại cổ ẩn hiện trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Một miếng kim loại hình thù kỳ quái tìm thấy trên sao Hỏa bất ngờ nhận được sự quan tâm của giới khoa học. Nếu để ý kỹ, bên trong miếng kim loại tam giác này còn có một lỗ tròn lớn.

Mới đây, nhà nghiên cứu người ngoài hành tinh có tài khoản Youtube là WhatsUpInTheSky37 bất ngờ công bố hình ảnh về một vật thể lạ tìm thấy trên sao Hỏa.
Ky quai tam kim loai co an hien tren sao Hoa
Nguồn ảnh: MUFON.