Quả ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng 4 nhóm người này thì phải kiêng

Trong quả ổi chín có chứa hàng tá chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các loại vitamin,… Tuy nhiên, dù ổi bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại quả này.

Ổi là một trong những loại quả cực kỳ giàu dưỡng chất như chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali, mangan. Số liệu phân tích cho thấy trong 100g ổi có chứa 85g nước, 0,6g protit, 7,7g gluxit, 6g xenlulo, 10mg canxi, 16mg photpho, nhiều chất sắt, nhiều loại vitamin đặc biệt là vitamin A, vitamin C và một ít chất sắt.

Ổi mang đến nhiều công dụng đối với cơ thể như giúp giảm cân, làm đẹp, tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại quả này.

Người bị tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn ổi và càng không được dùng nước ép ổi uống hàng ngày. Nguyên nhân là bởi chỉ số đường huyết trong ổi cao với GI = 78. Như vậy, ăn ổi sẽ khiến cho đường huyết tăng cao, người bệnh có nguy cơ đối diện với những biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa, hoại tứ chi, tử vong.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Vì ổi chứa một hàm lượng lớn chất xơ, khi đi vào cơ thể cần mất nhiều thời gian để tiêu hóa hết nên dễ gây táo bón. Trong khi đó, thai nhi lớn lên mỗi ngày, chèn ép vào dạ dày và đường ruột cộng thêm với cơ thể mẹ bầu có những thay đổi bất thường,… Vì vậy mà phụ nữ mang thai và cho con bú ăn nhiều ổi sẽ dễ bị đầy hơi, táo bón.

Qua oi chua nhieu chat dinh duong nhung 4 nhom nguoi nay thi phai kieng-Hinh-2

Người mắc bệnh dạ dày

Với người mắc bệnh dạ dày thì không nên ăn nhiều ổi. Do ổi cứng khi nhai không nát sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nát ổi. Chính vì vậy mà cơn đau dạ dày có thể trầm trọng hơn. Không chỉ kiêng ăn ổi, người đau dạ dày còn cần tránh uống nước ổi khi bụng rỗng.

Người bị suy nhược

Do cơ thể suy nhược thường kéo theo tiêu hóa kém nên việc ăn ổi trực tiếp sẽ gây khó tiêu và khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu vẫn muốn ăn ổi thì cần phải sử dụng trái ổi ở dạng nước ép hoặc xay nhuyễn.

Với những người không thuộc nhóm đối tượng trên, bạn có thể ăn ổi nhưng cần đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Nên ăn ổi trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau bữa ăn chính 2 tiếng. Mỗi ngày chỉ nên ăn 2 – 3 quả ổi và khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần ăn là 6 tiếng.

- Không ăn ổi còn non xanh vì ngoài vị chát thì ổi non còn chứa hàm lượng Tanin rất cao. Chất này có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, táo bón.

- Nên loại bỏ hạt ổi khi ăn để tránh trường hợp hạt ổi mắc lại trong ruột thừa, gây viêm ruột thừa.

Bí mật về bữa ăn hợp lý - đủ dinh dưỡng tại gia đình

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý là một yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mạn tính không lây.

Theo thống kê gần đây, 77% số trường hợp tử vong ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout... 
Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ vòng đời sẽ tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ, cũng như phòng chống hữu hiệu với đa số bệnh tật để có một thể lực khỏe mạnh, sức khỏe tốt, năng suất lao động cao và chất lượng cuộc sống tốt cho mọi lứa tuổi...

Cách ăn phù hợp nhất với một số món quen thuộc

Bạn nên ăn táo cả vỏ, nấu chín cà chua, ăn rau sống để hấp thụ được lượng dinh dưỡng tốt nhất.

Cach an phu hop nhat voi mot so mon quen thuoc
Có mối tương quan giữa màu sắc của các loại rau và lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Rau màu đỏ có đặc tính chống oxy hóa, rau màu xanh lá cây hỗ trợ mắt, rau màu vàng cung cấp protein dồi dào. Dưới đây là những loại thực phẩm có nhiều khoáng chất và vitamin mà bạn cần lưu ý những gì nên ăn hay vứt bỏ. Cà chua nấu chín giải phóng nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư. Điều này xảy ra do nhiệt phá vỡ thành tế bào cứng trong thực vật, cho phép cơ thể chúng ta hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Suy dinh dưỡng trẻ em – nỗi lo của mẹ

Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.

Làm thế nào nhận biết trẻ suy dinh dưỡng