Bão Wipha tăng cấp trở lại sau khi vào vịnh Bắc Bộ

Bão số Wipha đang tăng cấp trở lại sau khi vào vịnh Bắc Bộ, dự báo mưa gia tăng từ chiều tối nay và đạt đỉnh từ đêm nay đến sáng mai.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 13h ngày 21/7, tâm bão ở khoảng 21,1°N; 109,1°E, cách Quảng Ninh khoảng 120km, Hải Phòng 260km, Hưng Yên 280km và Ninh Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9–10 (75–102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10–15km/h.

bao-so-3-chieu-21-7-1641.gif
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của tâm bão.

Đến 1h ngày 22/7, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 10–15km/h và có khả năng mạnh thêm. Vị trí tâm bão khi đó sẽ nằm trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc và 108,0 độ Kinh Đông. Cường độ bão đạt cấp 10–11, giật cấp 14. Vùng nguy hiểm trên biển tại thời điểm này là khu vực phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 106,0 đến 112,0 độ Kinh Đông. Khu vực chịu ảnh hưởng gồm vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, và vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Cấp độ rủi ro thiên tai được đánh giá là cấp 3.

Đến 13h ngày 22/7, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với vận tốc tương tự. Tâm bão dự báo nằm trên vùng biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa, tại khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc và 106,6 độ Kinh Đông. Cường độ bão giữ nguyên ở cấp 10–11, giật cấp 14. Vùng nguy hiểm mở rộng về phía Tây, nằm phía Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc và phía Tây kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông.

Các khu vực chịu ảnh hưởng bao gồm vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và cả đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Cấp độ rủi ro thiên tai vẫn ở mức cấp 3. Đến 13 giờ ngày 23/7, bão được dự báo tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ 10–15km/h và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Vị trí tâm vùng áp thấp sẽ nằm trên đất liền khu vực Thượng Lào, tại khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc và 103,8 độ Kinh Đông.

Cường độ lúc này giảm xuống dưới cấp 6. Vùng nguy hiểm khu vực phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc và phía Tây kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông. Vùng ảnh hưởng tiếp tục bao gồm vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Cấp độ rủi ro thiên tai vẫn duy trì ở cấp 3 do gió mạnh và mưa lớn tiếp tục ảnh hưởng.

Trên đất liền, từ tối và đêm 21/7, ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An dự báo có gió mạnh cấp 7–9, vùng gần tâm bão cấp 10–11, giật cấp 14. Khu vực sâu trong đất liền như Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa cũng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7–8. Gió mạnh cấp 10–11 có thể gây đổ cây, gãy cột điện, tốc mái và gây thiệt hại lớn về tài sản.

Cùng với gió bão, mưa lớn diện rộng được dự báo xảy ra từ ngày 21–23/7. Các tỉnh Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa phổ biến từ 200–350mm, có nơi trên 600mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh có lượng mưa từ 100–200mm, có nơi trên 300mm. Nguy cơ cao xảy ra mưa cực lớn trên 150mm trong vòng 3 giờ, dẫn đến lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng thấp và khu vực đô thị.

Cấp độ rủi ro thiên tai được cảnh báo ở mức cấp 3 cho toàn bộ khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển và đất liền từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống, không chủ quan trước diễn biến phức tạp của bão. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, phía nam Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An được dự báo là những tỉnh thành trọng tâm mưa lớn do bão số 3.

Lũ quét, sạt lở đất dự báo tập trung ở khu vực Quảng Ninh, Sơn La, Nam Phú Thọ (Hòa Bình cũ), phía tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Về an toàn hồ đập cần chú ý ở Bản Vẽ (Nghệ An), Cửa Đạt, Trung Sơn (Thanh Hóa). Về ngập úng đô thị, các cụm công nghiệp cần lưu tâm ở khu vực Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

>>> Xem thêm video: Cảnh báo nguy hiểm thả diều gần đường dây điện

Nguồn: ĐTHĐT.

Hải Phòng sẵn sàng ứng phó diễn biến bão WIPHA

Thời điểm trước khi bão WIPHA đổ bộ, Hải Phòng đã tập trung cao độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, ứng phó.

3 kịch bản ứng phó với bão

Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự UBND TP Hải Phòng đã xây dựng 3 kịch bản ứng phó với bão WIPHA (bão số 3) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Theo đó, kịch bản thứ nhất, khi bão gần biển Đông di chuyển nhanh và có khả năng gây ảnh hưởng đến địa bàn thành phố. kịch bản thứ hai khi bão trên biển Đông, gió mạnh cấp 8 - 15, có khả năng gây ảnh hưởng đến địa bàn thành phố và kịch bản thứ ba khi bão trên đất liền, gió bão mạnh cấp 8 - 15, ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thành phố.

Bắc Ninh huy động toàn hệ thống ứng phó bão WIPHA

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị ứng phó với bão số 3, tuyệt đối không chủ quan, lơ là.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị trực tuyến với các Bộ, ngành liên quan, UBND 18 tỉnh, thành phố để triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão số 3 Wipha do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì (diễn ra sáng 20/7), tại điểm cầu tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị ứng phó với bão WIPHA (bão số 3).

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước cơn bão có cường độ lớn, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo có sức ảnh hưởng lớn, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Chủ động 4 tại chỗ, Lâm Đồng sẵn sàng ứng phó bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, tỉnh Lâm Đồng triển khai phương án 4 tại chỗ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy tại địa bàn xung yếu.

Trước diễn biến nhanh và phức tạp của bão số 3 (tên quốc tế là WIPHA), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Công điện khẩn số 310 yêu cầu toàn hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão WIPHA đã đi vào khu vực Biển Đông ngày 19/7 với cấp gió mạnh cấp 9, giật cấp 12 và còn tiếp tục mạnh thêm. Dự báo trong vài ngày tới, bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó có Lâm Đồng.