Phẫu thuật cứu bé gái 9 ngày tuổi bị xoắn ruột nguy hiểm

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bé bị xoắn ruột do ruột xoay bất toàn và được phẫu thuật cấp cứu sau 1 giờ nhập viện.

Bỏ qua thời gian vàng, ruột hoại tử trẻ dễ tử vong
Ngày 6/8, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết, bệnh viện mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi nữ (9 ngày tuổi) bị xoắn ruột non với những triệu chứng rất khó phát hiện.
Khi đưa bé đến khám, mẹ bé cho biết 2 ngày nay bé bú ít và quấy khóc nhiều lần trong ngày. Qua quá trình khám bệnh ngoài việc bụng chướng nhẹ, rên rỉ lừ đừ thì điều đặc biệt là bé không có bất kì triệu chứng gợi ý bệnh lý nào khác như bụng nề đỏ hay đi tiêu phân nhầy máu.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bé bị xoắn ruột do ruột xoay bất toàn và bé được phẫu thuật cấp cứu sau 1 giờ nhập viện.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ với sự phối hợp liên chuyên khoa Hồi sức Sơ sinh – Gây mê hồi sức và bác sĩ Ngoại nhi. Các bác sĩ đã thực hiện tháo xoắn các quai ruột, mở rộng chân mạc treo, cắt dây chằng Ladd.
“Nếu bỏ qua ‘thời gian vàng’ để có thể cứu đoạn ruột bị xoắn, ruột có nguy cơ bị hoại tử phải cắt bỏ, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ và thậm chí nguy cơ tử vong do sốc nhiễm trùng, nhiễm độc là rất cao. May mắn bệnh nhi được chẩn đoán và xử trí kịp thời, khi ruột chưa bị hoại tử nên không phải cắt nối ruột trong cuộc phẫu thuật”, TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Phó Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết.
Phẫu thuật cắt ruột cho trẻ bị xoắn hoại tử - Ảnh BVCC
Phẫu thuật cắt ruột cho trẻ bị xoắn hoại tử - Ảnh BVCC
Bệnh dễ nhầm với nôn trớ thông thường
Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch, xoắn ruột có nhiều nguyên nhân nhưng xoắn ruột do ruột xoay bất toàn là một bệnh lý bẩm sinh ở trẻ, với tỷ lệ 1/6000, nghĩa là cứ khoảng 6.000 ca sinh sống thì có 1 ca phát hiện ruột xoay bất toàn. Khi còn là bào thai, ruột của em bé chưa xoay về đúng vị trí, có thể xoay giữa chừng rồi ngưng làm ruột xoắn dính, gây tắc ruột.
Bệnh rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh do biểu hiện của bệnh khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với việc nôn trớ thông thường nên trẻ thường nhập viện trễ. Nhiều trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng xoắn ruột sẽ dẫn đến suy kiệt, sụt cân, mất nước, thậm chí suy gan và thận, nếu để lâu ruột sẽ bị xoắn dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng, phải cắt bỏ ruột, nguy hiểm tính mạng.
Theo BS.CKI. Phan Nguyễn Ngọc Tú, Phòng Kế hoạch Tổng hợp cho biết trong 6 tháng đầu năm Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận và điều trị hơn 60 trường hợp trẻ sơ sinh có tình trạng cấp cứu bụng ngoại khoa từ các bệnh viện sản và các bệnh viện tuyến dưới chuyển đến. Số ca xoắn ruột cần can thiệp phẫu thuật chiếm tỉ lệ gần 30%. Trong đó số ca xoắn ruột gây hoại tử ruột cần phải cắt bỏ ruột chiếm 60-80%, do đa phần bệnh nhân nhập viện trễ quá “thời gian vàng” để cứu ruột.
Tỷ lệ thành công trong việc bảo tồn ruột khi trẻ bị xoắn ruột phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng xoắn, thời gian chẩn đoán và điều trị. Nhìn chung, chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật kịp thời có thể cải thiện đáng kể kết quả.
Nếu được điều trị kịp thời, tỷ lệ thành công có thể khá cao, thường trên 90%. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được xử lý nhanh chóng và ruột bị hoại tử, khả năng cứu được ruột sẽ giảm đi đáng kể.
Vì vậy, BS.CKI. Phan Nguyễn Ngọc Tú khuyến cáo, khi thấy trẻ có biểu hiện quấy khóc, nôn trớ nhiều, bụng chướng, đi ngoài ra máu mà không rõ nguyên nhân, gia đình cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự chữa trị cho trẻ tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Xoắn ruột trên nền ruột xoay bất toàn là tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp khẩn, với biểu hiện thường gặp là ói dịch mật trên một trẻ hoàn toàn khỏe mạnh trước đó. Chẩn đoán thường dựa trên siêu âm và X-quang thực quản dạ dày cản quang. Phương pháp phẫu thuật điều trị tiêu chuẩn hiện nay là phẫu thuật Ladd.
Một số dấu hiệu/ triệu chứng xoắn ruột ở trẻ mà cha mẹ không nên bỏ qua
– Bụng chướng lên
- Trẻ khóc thét lên từng cơn, quấy khóc nhiều mà không dỗ được
– Trẻ bỏ bú hoặc bú kém
– Trẻ nôn ra dịch màu xanh hoặc vàng
– Trẻ đại tiện ra máu lẫn chất nhầy màu đỏ hoặc màu nâu, đen.

Bí mật lý do gối quý ông dễ ố vàng hơn phụ nữ

(Kiến Thức) - Cùng được mua mới, cùng vệ sinh song gối của các quý ông luôn ố vàng nhanh hơn so với gối của chị em.

Bi mat ly do goi quy ong de o vang hon phu nu
 Không chỉ gối của nam giới, khăn trải giường, khăn tắm và mũ đều có hiện tượng này. Các nhà nghiên cứu quan sát và nhận thấy, dù được mua mới, vệ sinh với số lần như nhau nhưng gối của các quý ông luôn ngả màu trước.

10 thói quen xấu sau khi ăn cực hại sức khỏe

Tắm, uống nước lạnh, hút thuốc hay đơn giản là nới lỏng thắt lưng quần ngay sau khi ăn có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình tiêu hóa và gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe
Uống nước lạnh: TheoIndia Times, mọi người đều biết uống đủ nước là điều cần thiết cho tiêu hóa hợp lý. Nhưng uống nước lạnh ngay sau khi ăn có thể dẫn đến tình trạng vón cục thức ăn và làm chậm quá trình tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên bạn nên uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ phòng ít nhất 45 phút sau mỗi bữa ăn. Ảnh:Eatthis.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-2

Vận động mạnh: Khi bạn thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất mạnh nào ngay sau bữa ăn, nó thực sự làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa. Khi bạn vận động mạnh, lượng máu trong cơ thể đang tập trung cho việc điều khiển các cơ quan tiêu hóa làm việc sẽ lập tức chuyển hết đến các cơ bắp để đảm bảo lượng oxy đủ để cung cấp năng lượng. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch và hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, nó còn gây nên các triệu chứng buồn nôn, tăng nguy cơ chấn thương, co giật, đau bụng. Ảnh:Bustle.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-3

Uống trà: Nhiều người nghĩ rằng uống một ly trà nóng ngay sau khi ăn sẽ tốt cho hệ tiêu và giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu hơn. Nhưng trên thực tế điều này là ngược lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất polyphenol và tannin trong trà gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất sắt. Đồng thời, các chất này khi kết hợp với protein, vitamin B1, sắt sẽ hình thành những chất khó hấp thụ. Ngoài ra, tannin và theocin trong trà còn có tác dụng ức chế sự bài tiết của dịch vị và dịch ruột, không tốt cho tiêu hóa. Ảnh:Rd.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-4

Nới lỏng quần hoặc thắt lưng: Khi ăn quá no, bạn thường có thói quen tháo bỏ hoặc nới lỏng thắt lưng để thở thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi dạ dày đang nặng nề, việc tháo thắt lưng sẽ tạo một lực khiến bụng hạ thấp xuống. Điều đó ảnh hưởng đến ruột cũng như đường tiêu hóa, có thể dẫn đến xoắn ruột, nghẽn ruột hoặc đau bụng dưới cấp tính. Ảnh:Medictips.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-5

Hút thuốc lá: Chúng ta đều biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, hút thuốc ngay sau bữa ăn thậm chí còn nguy hiểm hơn. Nó có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích và gây viêm loét đại tràng. Ảnh:Nationsweel.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-6

Ngủ: Sau một ngày làm việc căng thẳng và bữa ăn ngon miệng, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và muốn nghỉ ngơi. Nhưng nên tránh ngủ ngay sau bữa ăn vì nó có thể dẫn đến chứng ợ nóng, ngáy và ngưng thở khi ngủ. Sau khi ăn, bạn nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, để các thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa, lúc này mới nên nằm nghỉ ngơi. Ảnh:Fitnessology.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-7

Đọc sách: Thói quen này đòi hỏi sự tập trung quá mức thường không nên làm sau khi dùng bữa. Nếu không, các năng lượng khi đó được tập trung vào quá trình tiêu hóa. Do đó, việc đọc sách có thể dẫn đến mất tập trung. Ảnh:Rcreducation.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-8

Ăn trái cây: Khi bạn ăn trái cây ngay sau bữa ăn, hàm lượng đường trong trái cây có thể được lên men với carbohydrate và protein trong thực phẩm. Kết quả là làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng áp lực lên tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày và đầy hơi. Ảnh:Womansweekly.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-9

Tắm: Việc tắm ngay sau khi ăn cũng làm giảm nhiệt độ của cơ thể, khiến lưu thông máu bị chuyển hướng từ hệ tiêu hóa tới da để làm ổn định lại nhiệt độ. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể tắm trước khi ăn, hoặc sau khi ăn 60 phút. Ảnh:Independent.

10 thoi quen xau sau khi an cuc hai suc khoe-Hinh-10

Uống rượu: Sau khi ăn, việc uống rượu có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến hoạt động của ruột. Tốt hơn là bạn nên uống rượu khoảng 20 phút trước khi ăn. Ảnh:Washingtonpost.

Bé trai 4 tuổi hoại tử 1,5m ruột non, thói quen nhiều trẻ mắc

(Kiến Thức) - Bé trai mới 4 tuổi đã bị hoại tử 1,5m ruột non, thậm chí có nguy cơ tử vong vì một thói quen rất nhiều trẻ em mắc phải, cha mẹ cần cảnh giác ngay kẻo quá muộn.

Mới đây, cậu bé Dương Dương, 4 tuổi đã phải đưa vào Khoa Nhi chuyên  sâu thuộc Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em, thuộc Đại học Y Quảng Đông, Trung Quốc do đau bụng và nôn. 
Cha mẹ em tưởng rằng đây chỉ là dấu hiệu đau dạ dày hoặc viêm ruột thừa thông thường, mà khó ngờ cậu bé đã bị hoại tử 1,5m ruột non với các triệu chứng sốc, nguy hại đến tính mạng.