Bé trai 4 tuổi hoại tử 1,5m ruột non, thói quen nhiều trẻ mắc

(Kiến Thức) - Bé trai mới 4 tuổi đã bị hoại tử 1,5m ruột non, thậm chí có nguy cơ tử vong vì một thói quen rất nhiều trẻ em mắc phải, cha mẹ cần cảnh giác ngay kẻo quá muộn.

Mới đây, cậu bé Dương Dương, 4 tuổi đã phải đưa vào Khoa Nhi chuyên  sâu thuộc Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em, thuộc Đại học Y Quảng Đông, Trung Quốc do đau bụng và nôn. 
Cha mẹ em tưởng rằng đây chỉ là dấu hiệu đau dạ dày hoặc viêm ruột thừa thông thường, mà khó ngờ cậu bé đã bị hoại tử 1,5m ruột non với các triệu chứng sốc, nguy hại đến tính mạng. 
Sau khi kiểm tra cẩn thận, Giám đốc khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi khoa thấy rằng, tình trạng trướng bụng của Dương Dương ngày càng rõ, bị nôn mửa nhiều lần, sau khi xem phim chụp cho thấy đây là tình trạng tắc ruột cấp tính. 
Tình trạng cậu bé nguy hiểm và phức tạp, các bác sĩ đã có một cuộc thảo luận đa khoa để đưa ra quyết định chữa trị chính xác và quyết định phải tiến hành mổ ngay kẻo quá muộn. 
Be trai 4 tuoi hoai tu 1,5m ruot non, thoi quen nhieu tre mac
 
Bác sĩ đã mở khoang bụng và phát hiện ra rằng có một lỗ thủng trong mạc treo của Dương Dương.
Theo lời cha mẹ, sau khi ăn no, em đã xếp chăn gối lên cao và nhảy xuống. Trẻ nhỏ vận động là tốt, nhưng trong tình trạng sau khi ăn no thì rất nguy hiểm. Khi đó, ruột non chứa đầy thức ăn đã bị xoắn, dẫn đến toàn bộ ruột non dài khoảng 1,5 mét đen và hoại tử, và rất nhiều mủ đỏ sẫm chảy ra khỏi khoang bụng.
Nếu đứa trẻ đến muộn hơn, nó cũng có thể bị nặng hơn do sốc độc, dẫn đến suy đa tạng và cuối cùng tử vong.
Việc vận động sau ăn có hại dường như ai cũng đã biết, tuy nhiên hậu quả lớn đến mức có thể dẫn tới tử vong là điều khó ai có thể ngờ. Vì vậy, với trẻ em hay hiếu động, bố mẹ cần tìm cách để hạn chế con vận động mạnh ít nhất 1 giờ sau khi ăn.

Mời quý độc giả theo dõi video: Màn trượt ván điêu luyện của cậu bé 11 tuổi


Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối nói “không” với loại thực phẩm này

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi vẫn trong quá trình hoàn thiện, do đó bố mẹ cần phải cân nhắc lựa chọn thực phẩm cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho con. Dưới đây là những thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn.

 Sau đây là những thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn:

Tác hại khó lường của việc uống nhiều nước đá ngày nắng nóng

(Kiến Thức) - Việc uống nhiều nước đá, ăn thực phẩm lạnh thường xuyên trong những ngày nắng nóng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe như gây rối loạn tiêu hóa, làm chập nhịp tim, suy yếu hệ miễn dịch.

Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong

Những ngày hè nắng nóng, nước đá lạnh được nhiều người sử dụng với mục đích giải nhiệt, đã cơn khát. Tuy nhiên, thói quen uống nhiều nước đá lại tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe.

Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-2
Gây rối loạn tiêu hóa: Theo NDTV, khi bạn uống nước đá lạnh, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. Điều này có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở tiêu hóa và không cho phép chúng hoạt động đúng. Những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu. Ảnh: Brightside.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-3
Làm chậm nhịp tim: Uống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. Điều này là do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột. Ảnh: Brightside.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-4
Gây suy yếu miễn dịch: Khi bạn uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể. Điều này làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng... Ảnh: Michiganradio.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-5
Gây tích tụ chất béo: Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, khiến cơ thể khó đốt cháy chúng, dẫn đến tăng cân. Ảnh: Healthcare.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-6
Táo bón: Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón. Ảnh: Organicfacts.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-7
Ảnh hưởng đến quá trình hydrate hóa: Mục đích chính của việc uống nước là tăng cường quá trình bù nước trong cơ thể. Nhưng uống nước lạnh làm chậm quá trình này. Bởi lượng nước cơ thể hấp thụ cần có nhiệt độ thích hợp. Nhưng uống nước lạnh có thể gây ra mất nước và mất năng lượng. Ảnh: Memorialhermann.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-8
Giảm năng lượng: Uống nước đá lạnh có thể làm bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng. Ảnh: Besthealthmag.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-9
Nhức đầu: Kem hoặc kem đá khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu. Ảnh: Mayoclinic.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-10
Đau họng: Khi uống đá lạnh vào ngày nắng nóng, khả năng bị đau họng và nghẹt mũi rất cao. Nguyên nhân vì uống nước đá lạnh nhiều sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng. Nó gây nên hiện tượng bỏng lạnh, từ đó khiến cổ họng của bạn bị rát và tổn thương. Vì thế, vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến viêm họng cấp nguy hiểm.
Tac hai kho luong cua viec uong nhieu nuoc da ngay nang nong-Hinh-11
 Thay vì uống nước đá hay nước lạnh, bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ 27-41 độ C, đặc biệt vào buổi sáng. Nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng... Ảnh: Internet.
 

Đi nắng về đừng làm những việc này kẻo đột tử

Thời tiết nắng nóng, khi di chuyển trên đường hoặc làm việc ngoài trời trở về nhà mọi người cần phải lưu ý tới những thói quen sau để không gây hoạ cho cơ thể.

Theo bác sĩ Trần Anh Thắng – Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội trong đợt nắng nóng vừa qua tại miền Bắc trung tâm đã tiếp nhận cấp cứu cho không ít người nhập viện vì liên quan tới nắng nóng. Các bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu chủ yếu là đột quỵ, say nắng, say nóng.

Thời tiết nắng nóng những người làm việc trong môi trường nắng nóng hoặc di chuyển ngoài trời cần phải lưu ý tới những thói quen có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Ngồi vào quạt và điều hòa ngay khi đi ngoài trời nắng về

Bác sĩ Thắng cho biết, đây là thói quen gặp phổ biến khi thời tiết nắng nóng. Quạt và điều hòa có thể giúp hạ thân nhiệt giúp cho cơ thể có cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu vì khi thân nhiệt đang cao ngồi trong phòng lạnh và trước quạt sẽ làm cho mạch bị co lại, gây nên hiện tượng cứng cổ, vai gáy…

Một số trường hợp có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nóng lạnh đột ngột ngột. Để đảm bảo an toàn người dân cần lưu ý: Nếu đi trời nắng về nên nghỉ ngơi ở chỗ thoáng khí, bóng mát để hạ thân nhiệt xuống mức bình thường hoặc có thể bật quạt số nhỏ cho quay chứ không để gió quạt thẳng vào người.

Di nang ve dung lam nhung viec nay keo dot tu

Việc di chuyển đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp sẽ gây choáng cho cơ thể. Hơn nữa, khi vào phòng điều hòa, nhiệt độ không đủ cao để mồ hôi bốc hơi, mồ hôi dễ ngấm ngược lại gây cảm lạnh. Nguy hiểm hơn, việc các mạch máu bị co đột ngột dễ dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa: Internet
Để điều hòa nhiệt độ quá thấp

Việc di chuyển đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp sẽ gây choáng cho cơ thể. Hơn nữa, khi vào phòng điều hòa, nhiệt độ không đủ cao để mồ hôi bốc hơi, mồ hôi dễ ngấm ngược lại gây cảm lạnh. Nguy hiểm hơn, việc các mạch máu bị co đột ngột dễ dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Theo các chuyên gia, việc ngồi điều hòa thời gian dài không hề tốt. Khi dùng điều hòa, bạn buộc phải ngồi trong không gian kín bưng, không khí không lưu thông, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mầm bệnh sinh sôi, dễ khiến bạn mắc các bệnh đường hô hấp, da cũng trở nên khô, xấu hơn.

Ngồi đối diện quạt số cao

Nhiều người có thói quen đặt quạt điện sát người và thổi thẳng vào người trong thời gian dài khiến mồ hôi bốc hơi rất nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt, còn phần da không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng... Điều này khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng dẫn đến đau đầu, váng đầu, toàn thân bứt rứt... Nặng hơn là bị trúng gió, hội chứng vai gáy, cần phải có bác sĩ điều trị.

Di nang ve dung lam nhung viec nay keo dot tu-Hinh-2

Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Không nên gội đầu hoặc rửa mặt khi vừa đi nắng về vì nó chỉ tạo ra cảm giác dễ chịu được một lúc và không lâu sau, đầu, mặt có thể sẽ nóng trở lại cùng chứng đau đầu. Ảnh minh họa: Internet
Tắm gội, rửa mặt ngay lập tức

Cảm giác nóng bức cùng mồ hôi là lý do khiến bạn chỉ muốn nhảy ngay phòng tắm sau khi đi ngoài nắng về. Bạn có thể cảm thấy mát mẻ và dễ chịu tức thì, nhưng sự thoải mái này sẽ phải trả giá khá đắt sau đó. Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thân nhiệt thay đổi đột ngột, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Không nên gội đầu hoặc rửa mặt khi vừa đi nắng về vì nó chỉ tạo ra cảm giác dễ chịu được một lúc và không lâu sau, đầu, mặt có thể sẽ nóng trở lại cùng chứng đau đầu.

Tắm xong vào phòng điều hòa ngay

Nhiệt độ ngoài trời những ngày gần đây luôn đạt mức cao tới 34 - 36 độ C. Nhiều người tắm xong thường không để ý mà chui vào phòng điều hoà... cho mát. Điều này tưởng chừng như không phải vấn đề lớn lao, thế nhưng nó lại có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp tử vong do tắm xong vào phòng điều hoà chế độ lạnh ngay. Điều này cũng tương tự như việc vừa đi nắng về đã tắm nước lạnh ngay. Việc thay đổi môi trường như vậy gây ra sự chênh lệch nhiệt độ một cách bất ngờ sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, gây tổn hại nghiêm trọng đến trung khu thần kinh.

Sự thay đổi này, nếu nhẹ thì có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, cơ thể lờ đờ. Nặng hơn, nó có thể khiến nhịp tim tăng nhanh, hơi thở dốc, sau đó nhịp tim chậm dần, khó thở và dần dần dẫn đến hôn mê, tử vong. Tình trạng càng nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, người cao tuổi...

Di nang ve dung lam nhung viec nay keo dot tu-Hinh-3

theo khuyến cáo của bác sĩ Thắng giống như ngồi quạt, điều hòa, thói quen ăn uống đồ lạnh không tốt khi mới vừa đi từ ngoài trời nắng nóng về. Bởi vì, nước lạnh có thể làm giảm thân nhiệt đột ngột và gây ra tình trạng đau họng, viêm họng, mất tiếng…Ảnh minh họa: Internet
Uống nước lạnh

Khi đi nắng về cơ thể mất nước, thân nhiệt tăng cao một ly nước lạnh có thể giúp chúng ta hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ Thắng giống như ngồi quạt, điều hòa, thói quen ăn uống đồ lạnh không tốt khi mới vừa đi từ ngoài trời nắng nóng về. Bởi vì, nước lạnh có thể làm giảm thân nhiệt đột ngột và gây ra tình trạng đau họng, viêm họng, mất tiếng…

Theo bác sĩ Thắng cách tốt nhất nên uống nước lọc bình thường, uống oresol để bù lại lượng nước đã mất qua việc thoát mồ hôi.