Phát hiện sửng sốt sự sống trên một hành tinh quay quanh lỗ đen
(Kiến Thức) - Jeremy Schnittman, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm không gian Goddard của NASA đưa ra những gì ông mô tả như một cái nhìn trực diện về các vấn đề có thể cản trở sự sống tồn tại trên một hành tinh quay quanh một lỗ đen.
Các nhà khoa học vũ trụ hoài nghi về ý tưởng sự sống tồn tại trên một hành tinh quay quanh lỗ đen, chủ yếu là do khả năng sẽ không có một ngôi sao xung quanh để cung cấp ánh sáng và năng lượng.
Nguồn ảnh: Sapce.
Nhưng Schnittman lưu ý, mặc dù có thể không có mặt trời / ngôi sao xung quanh để cung cấp ánh sáng và năng lượng cho sự sống trên một hành tinh như vậy, nhưng đó có thể không đủ lý do để loại trừ sự sống tồn tại ở một nơi ghê gớm như vậy.
Ông lưu ý rằng, các lỗ đen thường có các vành đĩa bồi tụ gồm khí nóng và các vật chất khác, một vành đĩa như vậy có thể cung cấp cho một hành tinh ánh sáng và năng lượng để sự sống tồn tại. Nhưng Schnittman lưu ý rằng, ánh sáng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển thời gian.
Lỗ đen sẽ chuyển ánh sáng tới các hành tinh gần đó thành năng lượng cao hơn, có thể là thảm họa đối với sự sống. Sự dịch chuyển như vậy sẽ khuếch đại tất cả ánh sáng chiếu tới hành tinh, bao gồm cả các tia UV có hại.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, một thứ gì đó đâm sầm vào mặt tối của mặt trăng, tạo ra một lỗ rất lớn. Trải dài 1.550 dặm (2.500 km) và rộng 8 dặm (13 km) sâu ở lưu vực Nam Cực-Aitken, Earthlings là miệng núi lửa cổ xưa nhất và sâu nhất trên mặt trăng...
Đó cũng là một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong toàn bộ hệ mặt trời. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng, lưu vực khổng lồ này được tạo ra bởi một vụ va chạm trực diện với một thiên thạch rất lớn với tốc độ rất nhanh.
Một tác động như vậy đã xé toạc lớp vỏ của mặt trăng và những mảnh vỡ của mặt trăng rải rác trên bề mặt miệng núi lửa, mang đến cái nhìn hiếm hoi về những gì mặt trăng thực sự được tạo ra.
(Kiến Thức) - Một ngoại hành tinh khổng lồ xoay quanh ngôi sao chủ của nó trong hơn 18 giờ, một nghiên cứu mới cho thấy. Ngoại hành tinh NGTS-10b lớn hơn 2,1 lần khối lượng của sao Mộc và bằng khoảng 1,2 lần đường kính của sao Mộc.
Trong hai thập kỷ qua, các nhà thiên văn học xác nhận sự tồn tại của hơn 4.000 thế giới bên ngoài hệ mặt trời của Trái đất. Những khám phá này đã tiết lộ rằng, một số trong số các ngoại hành tinh này giống như sao Mộc nóng, rất khác so với những gì nhìn thấy trong hệ mặt trời của Trái đất.
James McCormac, nhà thiên văn học tại Đại học Warwick, Anh nói: "Một sao Mộc nóng là một hành tinh lớn giống như sao Mộc, quay quanh ngôi sao chủ của nó trong khoảng thời gian dưới 10 ngày". "So sánh, Sao Mộc quay quanh mặt trời với khoảng thời gian xấp xỉ 12 năm".