![]() |
Hình ảnh lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm. (Ảnh Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang) |
![]() |
Hình ảnh lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm. (Ảnh Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang) |
Trước đó, mạng xã hội xôn xao với clip khoe cỗ lòng xe điếu dài 40m do tài khoản TikToker "Thế Lòng Se Điếu" chia sẻ. Theo giới thiệu, chủ cơ sở này có chuỗi quán ăn chuyên về lòng lợn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Việc một cơ sở ăn uống công khai giới thiệu bộ lòng “khủng” càng khiến nhiều người đặt câu hỏi.
Theo đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết sẽ vào cuộc xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở chuyên lòng nổi tiếng, từng quảng cáo có cỗ lòng xe điếu dài 40 m.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Nội), cho biết đơn vị đã đề nghị UBND quận Cầu Giấy kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại một quán ăn trên địa bàn, nơi đăng tải đoạn video giới thiệu cỗ lòng xe điếu dài tới 40 m.
![]() |
Ảnh minh họa NLĐO |
"Do đây là hộ kinh doanh cá thể nên thẩm quyền thuộc UBND quận Cầu Giấy. Sở Y tế đã đề nghị quận tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm được sử dụng tại cơ sở này. UBND quận đang triển khai các bước xác minh theo quy định, tuy nhiên chưa có kết quả chính thức", ông Trung thông tin.
Chiều 7/5, đoàn kiểm tra của Sở An toàn thực phẩm TP HCM cũng tiến hành kiểm tra đột xuất quán Lòng Chát, cơ sở chuyên lòng xe điếu nổi tiếng chi nhánh tại quận Tân Bình, TP HCM.
Đây là một trong những động thái trong chiến dịch kiểm tra diện rộng các cơ sở kinh doanh món ăn này, sau khi xuất hiện nhiều thông tin trên mạng xã hội về món ăn với hình thức, tên gọi lạ và tiềm ẩn nguy cơ vi phạm an toàn thực phẩm.
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM, nhấn mạnh việc quảng cáo lòng xe điếu thời gian qua có thể là hành vi gian lận thương mại trong chế biến, nhằm nâng giá một món ăn vốn hiếm và đắt đỏ.
Sở An toàn thực phẩm TP HCM đang tiến hành kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu để kiểm nghiệm, làm rõ liệu sản phẩm có sử dụng phụ gia hay chứa chất độc hại hay không. Kết quả kiểm tra sẽ được công bố sau.
Lòng xe điếu là đoạn ruột non heo có cấu trúc xoắn, cuộn đều như ống hút thuốc lào - ống “xe điếu”. Loại lòng này cực kỳ hiếm, trong hàng nghìn con heo mới có thể xuất hiện một đoạn như vậy. Vì hiếm, nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu đồng để mua.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), lòng xe điếu là một đoạn ruột non vốn chỉ dài vài mét và người ta chỉ chọn một đoạn ngắn nhất định để làm món này. Theo ông, không thể có đoạn lòng xe điếu dài 40m vì ruột của một lợn cũng không dài đến như vậy.
Mới đây, khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân G.N.C. (70 tuổi, trú tại xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) trong tình trạng nguy kịch: mệt mỏi, khó thở, kích thích vật vã. Ngay lập tức, bệnh nhân được thở oxy, truyền dịch và làm xét nghiệm khí máu cấp cứu.
Kết quả cho thấy tình trạng toan chuyển hóa nặng với pH máu chỉ 6,6, lactat tăng rất cao đến 15 mmol/L (bình thường 0,5-2,2 mmol/L), kali máu tăng 5,7 mmol/L. Đây là những biểu hiện điển hình của toan lactic - một tình trạng cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn khẩn với khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Qua khai thác bệnh sử, ghi nhận bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 nhiều năm, có kèm suy thận mạn, suy tim và tăng huyết áp. Bệnh nhân đang sử dụng Metformin dài ngày và không có tiền sử uống rượu - yếu tố giúp loại trừ nguyên nhân khác gây toan chuyển hóa.
![]() |
Ảnh minh hoạ/Internet |
Từ các dữ kiện lâm sàng và tiền sử bệnh, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc Metformin gây toan lactic mức độ rất nặng. Bệnh nhân được chuyển gấp đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, triển khai điều trị theo phác đồ hồi sức chuyên sâu, bao gồm kiềm hóa máu, theo dõi các chỉ số sinh tồn và lọc máu liên tục.
Sau ba ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Các chỉ số trở về bình thường, bệnh nhân tỉnh táo, huyết động ổn định, dự kiến có thể xuất viện trong một đến hai ngày tới.
Bác sĩ Hoàng Đăng Điện, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nhận định, đây là một ca bệnh điển hình nhưng rất nguy hiểm. Ngộ độc Metformin gây toan lactic là biến chứng hiếm gặp, song tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở người có nhiều bệnh nền như suy thận, suy tim. Nếu không kịp thời xử trí bằng các kỹ thuật hồi sức hiện đại như lọc máu liên tục, nguy cơ tử vong là rất lớn.
Metformin là thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến và nhìn chung an toàn nếu sử dụng đúng chỉ định và được theo dõi kỹ. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, dù cấp tính hay mạn tính thì thuốc vẫn có thể tích lũy, gây biến chứng toan lactic nguy hiểm.
Qua trường hợp này, bác sĩ Hoàng Đăng Điện khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là người cao tuổi, cần được kiểm tra chức năng thận định kỳ khi dùng Metformin. Nếu xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, khó thở, đau bụng, rối loạn ý thức… cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Phenformin ban đầu được dùng để điều trị đái tháo đường nhưng sau đó đã bị Cục Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm sử dụng vào những thập niên 1970, sau đó đến thập niên 1980, bị toàn thế giới cấm sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân, đây là một loại thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao gấp 100 lần so với thuốc Metformin hiện được sử dụng. Ghi nhận hàng loạt ca tử vong liên quan đến nhiễm axít lactic khi dùng thuốc này.