Phật dụng cái tâm

“Phật dụng cái tâm mà! Miễn mình có lòng hướng Phật thôi cũng đủ rồi!”.

Đó là câu mà một số người thường hay vận dụng mỗi khi có ai hỏi sao không cố gắng ăn chay, dẫu chỉ một tháng hai ngày.
 
Nghiệm ra, thông thường hàng Phật tử phàm tâm như chúng ta, khi làm một điều gì đó không thành công, chúng ta thường an ủi mình: “Phật dụng cái tâm, miễn mình có lòng là được rồi…” hoặc “Quan trọng là do ở cái tâm của mình thôi…”. Nhưng thiết nghĩ, từ cái tâm cho đến hành động đôi khi là một khoảng cách rất xa. Trong cuộc đời, chắc chắn không ít lần chúng ta sanh khởi tâm ý làm thiện, khởi tâm muốn xả ly, muốn bố thí, muốn trì giới…., nhưng do nhiều lý do, ta không thực hiện được, rồi ta tự bao biện cho mình một cách dễ dàng theo câu nói đầu môi này. “Phật dụng cái tâm”, điều này chỉ đúng khi ta đã cố gắng hết sức mình mà không thể được như ý muốn. Còn trường hợp ta vin vào câu nói đó để tự huyễn mình, giải đãi, thiếu tinh tấn trong việc tu sửa, giữ giới…, thì quả là điều tai hại.
Truyện tích Phật giáo kể rằng: “Có một lần, vua A-xà-thế tổ chức dâng đèn cúng Phật bằng cách cho kết đèn hoa khắp kinh thành vô cùng rực rỡ. Một bà lão hành khất nghèo khổ thấy vậy, cũng muốn mua dầu thắp đèn cúng Phật, nhưng bà nghèo quá, ngày hôm đó đi xin chỉ vỏn vẹn được hai đồng. Nhưng rồi, với lòng chí thành thiết tha, bà đã dùng hết hai đồng đó mua dầu cúng Phật. Sáng ngày ra, khi tắt đèn, thì lạ thay, chiếc đèn của bà lão sáng mãi không sao tắt được. Sau mới biết, vì Phật đã chứng lòng thành của bà lão nên cho đèn sáng mãi”.
Phật chứng cho bà lão, vì dẫu với hai đồng ít ỏi, nhưng bà đã dâng lên Phật cả tấm lòng thiết tha thành kính của mình. Phật dụng cái tâm, đó chính là cái tâm thành của bà lão. Cái tâm đó đã thể hiện ra bằng hành động. Trong hoàn cảnh khách quan của mình, thay vì có thể nghĩ rằng: “Mình vì nghèo không có gì để cúng Phật, thôi, mình có lòng thành chắc Phật cũng chứng”, nhưng, bà lão không nghĩ vậy. Với lòng chí thành chí thiết, bà đã dốc hết những gì bà có - là có trong ngày hôm đó, không cần biết ngày mai sự sống của mình sẽ như thế nào - để thực hiện ý muốn của mình. Dẫu phẩm vật cúng dường rất tầm thường, ít ỏi, không thể sánh bằng những người khác, nhưng đó là tất cả những gì bà có được. Chính vì bà đã phát tâm dũng mãnh khi hành động như thế, nên được Phật chứng, và vì thế mà nói rằng “Phật dụng cái tâm”.
Trong tám con đường đi về giải thoát là Bát Chánh đạo, con đường đầu tiên là Chánh kiến. Nhờ thấy biết đúng đắn ở bước đầu tiên, sau đó ta mới có thể tiếp tục nghĩ đúng, rồi hành đúng. Cũng như khi ta đứng trước ngã ba đường, chỉ do cái quyết định rẽ sang phải hay rẽ sang trái, rồi theo đường đó mà đi…, cho mãi khi đến cuối đường ta mới hiểu ra đó là đường lành hay nẻo ác, lúc ấy, có muốn trở lui thì đã muộn! Vậy mới biết cái hiểu đầu tiên quan trọng đến dường nào. “Sai một ly đi một dặm” hoặc “Một bước sa chân, ngàn đời ân hận” là thế!
“Phật dụng cái tâm”, chúng ta cần phải hiểu rằng khi đã có cái tâm thì cũng phải thể hiện ra bằng một hành động nào đó, với lòng chí thành. Cái biết đầu tiên rất là quan trọng, nhưng đã có tri rồi thì phải có hành, tri hành hợp nhất. Trong 37 phẩm trợ đạo, tinh tấn (hành) là một pháp tu rất quan trọng. Trong ngũ căn, ngũ lực (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) thì tinh tấn đứng thứ hai. Theo pháp môn Tịnh độ, thì thực hành cũng là một trong ba yếu chỉ quan trọng: Tín, nguyện, hạnh (hành).
Tóm lại, đã có “tín” rồi, thì phải “tấn”, nghĩa là nỗ lực hành trì. Đã có cái tâm, thì người Phật tử cần tu tập sao cho cái tâm ấy trở thành nguồn tuệ đăng “đưa đường chỉ lối” cho suy nghĩ, việc làm, thành động lực mạnh mẽ để chuyển hóa hành vi, thành cái “dũng” giúp con người thực hiện được những hành động Bi-Trí lợi mình lợi người.
“Phật dụng cái tâm”, thiển nghĩ, thì “cái tâm” ấy nhất thiết không thể là “cái tâm suông” như một số người thường nói.

Xức nước hoa cho Bồ-tát

Không nên xức các loại nước hoa thơm cho Phật, Bồ-tát. Vì đó là sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự trói buộc và mê đắm cho thế gian.

HỎI: Nhà tôi có thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Tôi được hướng dẫn phải quét dọn bàn thờ sạch sẽ trang nghiêm. Vậy tôi có nên lau tượng hàng ngày không? Tôi muốn xức nước hoa thơm cho tượng Bồ-tát mỗi ngày có được không? Còn nữa, tôi không biết tụng kinh, trì chú theo cách có âm điệu như ở chùa mà mỗi ngày tôi chỉ đọc ra thành tiếng mà thôi. Thỉnh thoảng, đang đọc kinh mà thấy mệt thì dừng lại rồi đi ngủ, vậy có đắc tội không? Tôi thường nghe khi tụng kinh phải dọn mình cho thanh tịnh nghĩa là thế nào?

Cư sĩ tại gia có thể thuyết pháp, giảng kinh?

Thuyết pháp, giảng kinh là công việc tiếp nối huệ mạng Phật, là trách nhiệm chung của tất cả phật tử có khả năng làm việc này.

Phật tử xuất gia hay tại gia đều có thể thuyết pháp, giảng kinh.
Ngày xưa có hai vị Phật xuất hiện trên thế gian này để vì chúng sanh mà nói pháp. Hai vị Phật này là Thích Ca Mâu Ni Phật và cư sĩ tại gia Duy Ma Cật.

Kỳ 1: Am Ngọa Vân

Am Ngọa Vân chính là nơi mà vị anh hùng dân tộc, tổ thứ nhất của Phật giáo Trúc Lâm kết thúc hành trình tu luyện và hóa Phật của mình.

Năm 1307, Trần Nhân Tông lên tu tại một am nhỏ trên núi Ngọa Vân; tháng 11, Ngài an nhiên hóa Phật tại Am Ngọa Vân, được suy tôn là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”.