Kỳ 1: Am Ngọa Vân

Am Ngọa Vân chính là nơi mà vị anh hùng dân tộc, tổ thứ nhất của Phật giáo Trúc Lâm kết thúc hành trình tu luyện và hóa Phật của mình.

Năm 1307, Trần Nhân Tông lên tu tại một am nhỏ trên núi Ngọa Vân; tháng 11, Ngài an nhiên hóa Phật tại Am Ngọa Vân, được suy tôn là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”.
LỜI GIỚI THIỆU
Đông Triều, mảnh đất địa linh nhân kiệt, vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách mạng, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa trên mặt đất cũng như trong lòng đất. Trên địa bàn huyện hiện có hơn một trăm di tích lịch sử và danh thắng, trong đó 25 di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh, 08 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và hiện huyện đang phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Quần thể di tích nhà Trần tại Đông Triều là di tích Quốc gia đặc biệt.
Tự hào với truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của quê hương Đông Triều, chúng ta, mỗi người con của Đông Triều càng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích cho hôm nay và cho con cháu mai sau.
Giáo dục, phổ biến giá trị lịch sử văn hóa và cách mạng của quê hương, từ đó nâng cao hiểu biết, tình yêu di sản, tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hóa quý báu của quê hương cho mỗi người là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Việc Phòng Giáo dục và Đào tạo đề xuất đưa nội dung giáo dục giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn huyện vào giảng dạy trong các các cấp học phổ thông là việc làm có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, cung cấp cho các em những hiểu biết về các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, từ đó bồi đắp sự hiểu biết, hun đúc tình yêu thương mảnh đất quê hương trong mỗi con người. Để việc giáo dục có hiệu quả, song song với việc xây dựng chương trình giảng dạy, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổ chức biên soạn một bộ sách giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa,.. của 08 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia. Bộ sách này sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập trong các trường Phổ thông của huyện mà nó còn là tài liệu giới thiệu và quảng bá giá trị của các di tích.
Cuốn sách Am Ngọa Vân là cuốn đầu tiên trong bộ sách được xuất bản, sách do thạc sĩ Nguyễn Văn Anh, người đã có nhiều năm gắn bó nghiên cứu các di tích nhà Trần ở Đông Triều biên soạn. Sách giới thiệu một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của đức Vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông và đặc biệt, dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhất là các tư liệu thu thập được qua quá trình điều tra, nghiên cứu khảo cổ học, tác giả đã cố gắng phác dựng lịch sử hình thành, phát triển cũng như vị trí của quần thể di tích Ngọa Vân trong hệ thống di tích nhà Trần ở Đông Triều nói riêng và hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử nói chung. Với các nội dung cơ bản được trình bày, hi vọng cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản về lịch sử và giá trị văn hóa của quần thể di tích chùa - am Ngọa Vân nơi đức vua Trần Nhân Tông hóa Phật, thánh địa của Phật giáo Việt Nam.
Đông Triều, ngày 19 tháng 5 năm 2013
 
Nguyễn Thị Huân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Triều.
Mộ tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông trước Am Ngọa Vân.
 Mộ tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông trước Am Ngọa Vân.
Chương I
MỞ ĐẦU
Vua Trần Nhân Tông là vị vua anh hùng, danh nhân văn hóa dân tộc, người có những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho đất nước, cho dân tộc. Dưới thời trị vì của ông (1278-1293), đất nước Đại Việt phải trải qua những thời khắc cam go nhất trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhưng nhờ tài năng và đức độ của mình, ông đã tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động mọi tiềm lực của nhân dân và trực tiếp lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng đội quân hung hãn và thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc.
Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc, ông lãnh đạo đất nước nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển, đưa đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị, xã hội phát triển trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đạt được những thành tựu cao trong kỷ nguyên của văn minh Đại Việt. Đang trên đỉnh cao của quyền lực, ở tuổi 35 ông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng hoàng. Sau thời gian làm Thái Thượng hoàng, khi đã hoàn thành việc bình Bắc, định Nam, yên việc nước, việc nhà, vua con Trần Anh Tông đã tự mình gánh vác việc quản lý và lãnh đạo đất nước ông xuất gia tu hành khổ hạnh, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, “vân du đây đó” dạy dân chúng phá bỏ dâm từ, thực hành điều thiện, ban thuốc chữa bệnh cứu dân.
Năm 1307, Trần Nhân Tông lên tu tại một am nhỏ trên núi Ngọa Vân; tháng 11, Ngài an nhiên hóa Phật tại Am Ngọa Vân, được suy tôn là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”. Am Ngọa Vân chính là nơi mà vị anh hùng dân tộc, tổ thứ nhất của Phật giáo Trúc Lâm kết thúc hành trình tu luyện và hóa Phật của mình.
 
Vua Trần Nhân Tông qua bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ.
Vua Trần Nhân Tông qua bức thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ.
Còn nữa...
Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Trích trong cuốn Am Ngọa Vân, tác giả Nguyễn Văn Anh, NXB Văn hóa Thông tin năm 2013.

Kinh Pháp Cú qua hình bông hoa dễ thương

"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. 

"Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.
 "Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.  
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.

Chiêm bái tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được dát vàng

 

- Sau 4 tháng làm việc không ngừng nghỉ (khởi công từ ngày 5/7), các nghệ nhân đã biến khối ngọc Nephrite có trọng lượng 4.450 kg thành Tôn tượng Phật Hoàng Trân Nhân Tông. Đây là bức tượng được tạc bằng ngọc bích đầu tiên ở Việt Nam có kích thước kỷ lục.

Tượng được tạc bằng ngọc bích có xuất xứ từ Canada, phần trên đầu của tượng được thếp vàng. Tượng được tạc trong tư thế ngồi, cao 1,6 mét, trọng lượng trên 2 tấn. Phần đài sen làm bằng cẩm thạch trắng.
Theo đại diện Ban tổ chức, từ ngày 12 - 15/11/2012 Thiền Viện Thường Chiếu sẽ tỗ chức lễ đón mừng và chú nguyện tôn tượng Phật Hoàng. 
Sau đó tôn tượng được vận chuyển ra Hà Nội để trưng bày tại Đại hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra từ 22 đến 24/11/2012 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô.
Cũng theo kế hoạch, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông sẽ được chuyển đến 30 chùa khắp đất nước Việt Nam để các Phật tử và người dân có dịp chiêm bái.
Nghệ nhân Đinh Danh Tư, người chịu trách nhiệm chính trong việc tạc tượng chia sẻ: “Trong quá trình tạc tượng, công đoạn quan trọng và khó khăn nhất đó là khi tạc và dát vàng phần đầu của Ngài. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, cả pho tượng sẽ không được hoàn chỉnh, mất đi khối ngọc quý. Chính vì điều này nên anh em khi làm đều rất chú tâm, cẩn thận và kỹ lưỡng. Cuối cùng việc tôn tượng đã được chế tác thành công”.
Được biết khối ngọc tạc tượng, được mua từ vùng mỏ ngọc đã chế tác ra bức Phật Hòa Bình Thế Giới. Trước khi tạc tượng, khối ngọc đã được quý thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Pháp vương và 108 vị Đạt lai lạt ma chú nguyện vào cuối tháng 10/2011 vừa qua. 
Những phần ngọc còn lại sau khi tạc tượng sẽ được chọn lựa để phục chế Ấn tổ của nhà Trần theo nguyên bản ấn cổ. Chiếc Ấn này sẽ được tặng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bán đấu giá gây quỹ “Vì người nghèo”.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sau khi tạc thành, hiện đang tôn trí tại Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai)
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sau khi tạc thành, hiện đang tôn trí tại Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai)
Khối ngọc quý để tạc tượng được quý thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Pháp vương và 108 vị Đạt lai lạt ma chú nguyện vào cuối tháng 10/2011
Khối ngọc quý để tạc tượng được Chư Tôn Đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Đức Pháp vương và 108 vị Đạt lai lạt ma chú nguyện vào cuối tháng 10/2011 
Khối Ngọc Nephrite có trọng lượng 4.450kg để tạc Tôn tượng Phật Hoàng Trân Nhân Tông
Khối Ngọc Nephrite có trọng lượng 4.450kg để tạc Tôn tượng Phật Hoàng Trân Nhân Tông 
Tôn tượng đang trong quá trình thành hình
Tôn tượng trong quá trình thành hình 
Tạc hình đầu Phật hoàng Trần Nhân Tông, đây là công đoạn khó nhất
Tạc hình đầu Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đây là công đoạn khó 

Dùng hình mẫu để chỉnh sửa cho chuẩn
Dùng hình mẫu để chỉnh sửa cho chuẩn
dafakfa;flnal
ần.anfm,.an,nf,.an,.sfn
danfanflna;lnsfl;na
Để tạc xong tôn tượng, các nghệ nhân và thợ phải làm suốt 4 tháng miệt mài không nghỉ
ábdansfnanf
Ảnh chụp một bên của tôn tượng
asdn;slan;lna;
Phía sau tôn tượng
b,na;lnsl;an;fna;
Tôn tượng hình thành nhưng chưa dát vàng trên phần đầu
basd;ab;abn;lna
Ngày 9/11, các nghệ nhân dát vàng trên khuôn mặt của Tôn tượng (ảnh Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng)
absab;bà
Công việc dát vàng đòi hỏi các nghệ nhân phải làm việc rất cẩn thận (ảnh Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng)
jbalsbd;abl;a
Tuy phải tập trung cao độ nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi các nghệ nhân (ảnh Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng)
blkab;sdn;slasnd
Từ ngày 12 - 15/11, Thiền Viện Thường Chiếu sẽ tỗ chức lễ đón mừng và chú nguyện tôn tượng Phật hoàng
Hoài Lương (Ảnh: facebook)
[links()]

Cư sĩ tại gia có thể thuyết pháp, giảng kinh?

Thuyết pháp, giảng kinh là công việc tiếp nối huệ mạng Phật, là trách nhiệm chung của tất cả phật tử có khả năng làm việc này.

Phật tử xuất gia hay tại gia đều có thể thuyết pháp, giảng kinh.
Ngày xưa có hai vị Phật xuất hiện trên thế gian này để vì chúng sanh mà nói pháp. Hai vị Phật này là Thích Ca Mâu Ni Phật và cư sĩ tại gia Duy Ma Cật.